Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 99 - 103)

PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÀNH CHÍNH

3.1.3Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

hành chính đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Các văn bản quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành trong quản lý xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội tồn tại một cách khách quan trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Các quy phạm này không tồn tại một cách rời rạc mà có quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất. Trước hết chúng ta hãy xem xét các tiêu chí chung đánh giá tính hoàn thiện của một hệ thống pháp luật. Một hệ thống pháp luật hoàn thiện là một hệ thống pháp luật có “cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất và ổn định” [9; tr.346]

Tính hoàn chỉnh của hệ thống pháp luật thể hiện ở chỗ, hệ thống pháp luật đó có khả năng bao quát điều chỉnh tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, các quan hệ xã hội là đối tượng điềuchỉnh của pháp luật, việc đặt ra các quy phạm pháp luật phải tính đến đầy đủ cơ cấu và sự phát triển của các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế, nó phải đảm bảo tính khách quan của hệ thống pháp luật.

Việc quy định thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính theo các vụ việc như hiện tại là chưa cởi mở, và chưa phù hợp với đòi hỏi thực tế khách quan, Toà án phải là nơi tốt nhất để người dân tự bảo vệ mình trước xâm phạm cuả cơ quan hành chính nhà nước, nhân viên nhà nước. Do đó, cần mở rộng theo hướng thuận lợi nhất các điều kiện để người dân có thể lựa chọn hình thức tố tụng này.

Tính thống nhất của hệ thống pháp luật đòi hỏi ngay bản thân pháp luật về Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính phải thống nhất và thứ hai, là sự thống nhất giữa Pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các bộ phận khác của hệ thống pháp luật, bản thân các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính cũng phải thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn. Có thể chỉ ra một số điểm mâu thuẫn sau:

- Mâu thuẫn ngay trong Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (đã sửa đổi, bổ sung). Ví dụ giữa khoản 1, Điều 4 - định nghĩa “quyết định hành chính” và Điều12- về thẩm quyền xét xử của Toà hành chính. Khoản 1 Điều 4 quy định như sau: “quyết định hành chính là quyết định của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước” như vậy theo tinh thần của điều luật này thì chỉ có các quyết định hành chính do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành khi bị khiếu kiện mới là đối tượng xét xử của vụ án hành chính. Nhưng Điều 12 khi quy định về thẩm quyền xét xử của Toà hành chính thì các nhà làm luật lại sử dụng phương pháp liệt kê tên các cơ quan là chủ thể của quyết định hành chính thuộc đối tượng xét xử của toà hành chính bao gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Tiếp đến các quyết định hành chính của các cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở xuống cũng có thể trở thành đối tượng xét xử của Toà hành chính gồm Uỷ ban nhân dân từ cấp tỉnh trở xuống, Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân từ cấp tỉnh trở xuống.v.v Nếu căn cứ vào hai quy định trên đây, thì phải chăng Toà án nhân dân các cấp, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội đều là cơ quan hành chính nhà nước?

- Bản thân giữa Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng có những điểm không thống nhất, dẫn đến việc lúng túng khi áp dụng. Điều 31 quy định các trường hợp trả lại đơn kiện, trong đó điểm 6 quy định như sau: ”đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo” và điểm e khoản 1 Điều 41 quy định Toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau: “đã có quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo”. Trong khi đó Thông tư 1118/TT-TTNN ngày 20 tháng 7 năm 1996 của Thanh tra nhà nước tại điểm 6 mục I hướng dẫn: “ Các vụ việc khiếu nại hành chính đã được giải quyết hết thẩm quyền và theo trình tự hành chính đực quy định tại Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1991 hoặc các văn bản pháp luật hiện hành, nếu công dân vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì việc khởi kiện ra Toà án hay không là thuộc quyền lựa chọn của công dân”. Rõ ràng, hướng dẫn này làm sai lệch hẳn tinh thần của Pháp lệnh, không có tác dụng đối với Toà án.

Một số quy định của pháp luật tố tụng hành chính và một số ngành luật khác có liên quan, chưa thống nhất. Khi quy định về quyền khởi kiện tại Toà hành chính của cán bộ, công chức bị kỷ luật buộc thôi việc, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1998 quy định: những quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở xuống trên cùng lãnh thổ đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó (điểm 1 và 2, khoản 6 Điều1 Pháp lệnh năm 1998). Như vậy, theo tinh thần của quy định này thì mọi đối tượng được coi là cán bộ, công chức quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh cán bộ công chức, khi bị kỷ luật buộc thôi việc đã thực hiện thủ tục khiếu nại với người có thẩm quyền theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu thì có quyền khởi kiện ra Toà án. Trong khi đó tại Điều 42 Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: “Cán bộ, công chức quy định tại điểm 2, 3, và 5 Điều 1 của Pháp lệnh này giữ chức vụ từ vụ trưởng trở xuống bị buộc thôi việc có quyền khởi kiện vụ án hoặc tại toà án theo quy định của pháp luật”. Như vậy, theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức

thì những người thuộc khoản 1 và khoản 4 Điều1, tức là những người do bầu cử, thẩm phán toà án nhân dân, kiểm sát viên Viện kiểm sát khi bị kỷ luật không có quyền khởi kiện ra Toà án, mà những người này khi bị kỷ luật thì sẽ áp dụng một hình thức giải quyết bằng một thủ tục khác. Chỉ riêng điểm này, hai Pháp lệnh đã cần có sự sửa đổi để có sự thống nhất, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả xét xử của Toà hành chính.

Cuộc sống luôn diễn ra sôi động, các quan hệ hành chính cũ, mới liên tục nảy sinh và đòi hỏi có sự điều chỉnh nhanh nhạy, kịp thời cuả pháp luật hành chính. Số lượng các văn bản quyết định hành chính được ban hành thường xuyên hàng ngày, hàng giờ để đảm bảo cho một xã hội vận động theo một định hướng, trật tự cần thiết. Chỉ nói riêng các vi phạm hành chính được quy định tại các Nghị định của Chính phủ đã lên tới hàng nghìn hành vi trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội [28]. Trong tương lai, phù hợp với sự phát triển của một nền pháp luật hiện đại, tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật đều có thể bị kiện ra toà, do đó các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phải thống nhất với nhau, không được mâu thuẫn loại trừ nhau về thời hiệu khởi kiện, thời hạn khởi kiện, thủ tục khởi kiện, chủ thể khởi kiện, để người dân có thể chủ động và dễ dàng kiện ra toà khi họ không muốn giải quyết theo con đường khiếu nại tại các cơ quan hành chính nữa.

Sự ổn định của hệ thống pháp luật. Quy phạm pháp luật, ở một góc độ nào đó được coi như mẫu số chung cho các hành vi sử sự của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, do đó bản thân nó đã mang tính ổn định. [15]. Sự ổn định này tạo điều kiện cho mỗi người trong xã hội có thể tiếp thu, hiểu biết, thi hành và trở thành thói quen sử sự khi bắt gặp các quan hệ tương tự. Nhất là trong một nền kinh tế thị trường, mỗi công dân đều mong muốn khi có kế hoạch làm ăn lâu dài phải được bảo đảm bởi một hệ thống các chế định pháp luật tin cậy và an toàn. Pháp luật hay thay đổi gây nhiều khó khăn cho công dân vì họ cảm thấy không an tâm với những thay đổi quá nhanh chóng của pháp luật. Ví dụ quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe máy vừa qua. Sự ổn định của pháp luật đòi hỏi nâng cao kỹ năng làm luật. Các nhà

làm luật ngoài việc nghiên cứu các quy luật xã hội, quy luật tự nhiên để đưa ra các phương thức điều chỉnh đối với các mối quan hệ đang diễn ra trong đời sống xã hội, còn phải tiên liệu được hướng phát triển của các mối quan hệ đó. Do đó, các quy phạm pháp luật không chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội đã xảy ra mà ở một góc độ nào đó, trên cơ sở các quy luật nó còn phải chứa đựng khả năng dự báo, bao hàm tính mở. Ở một xã hội mà pháp luật đảm bảo tính dự đoán cao, bản thân công dân có thể vận dụng các quy luật, dự đoán pháp luật trong tương lai để lập kế hoạch chính sách dài hạn cho việc làm ăn kinh doanh của mình hoặc trong các công việc khác.

Pháp lệnh năm 1996 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung năm 1998, có thể nói đang trong giai đoạn kiểm nghiệm, các quy định về trình tự thủ tục về cơ bản mang nặng ảnh hưởng của thủ tục xét xử các vụ án dân sự, thậm chí có nhiều điều khoản áp dụng y nguyên. Các nhà làm luật cần có sự rút kinh nghiệm từ thực tế, nghiên cứu xem xét, sửa đổi bổ sung để đảm bảo tính đặc thù cuả việc xét xử vụ án hành chính, tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức và cơ quan toà án xét xử một cách thuận lợi, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 99 - 103)