Thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của TAND các cấp:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 35 - 37)

Hiện nay, Quốc hội mới giao cho Toà án nhân dân bao gồm Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương thẩm quyền xét xử vụ án hành chính. Toà án quân sự chưa được giao xét xử vụ án hành chính.Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân các cấp được quy định tại Điều 12 Pháp lệnh.

“1.Toà án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau:

a)Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;

b) Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó;

2. Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trước thuộc trung ương (gọi chung là Toà án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ án sau:

a) Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của thủ trưởng của các cơ quan đó mà người khiếu kiện cớ nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ;

b) Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan chức năng thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a

khoản 2 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, công chức cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng lãnh thổ;

c) Những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng lãnh thổ và của cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước đó;

d) Những khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó trừ khiếu kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

đ)Trong trường hợp cần thiết, Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp hoặc trong trường hợp các Thẩm phán của Toà án cấp huyện đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi”[30].

Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung quy định Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các vụ án hành chính đơn giản, không có quyền xét xử theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm.

Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, phúc thẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm các bản án hành chính bị Toà án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Toà án nhân dân tối cao xét xử theo thủ tục sơ thẩm đồng thời chung thẩm những vụ án hành chính phức tạp và giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án hành chính đã có hiệu lực của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trong thực tiễn hoạt động đã xảy ra các tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa Toà án và cơ quan hành chính nhà nước, làm chậm trễ tién trình giải quyết vụ án và làm ảnh hưởng đến quyền lợi cho đương sự. Điều 13 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung cho phép công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức có quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hành chính, đồng thời Pháp lệnh cũng phân định rõ thẩm quyền giữa cơ quan hành chính nhà nước và Toà án nhân dân trong giải quyết tranh chấp hành chính như sau:

Trường hợp một người vừa khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án nhân dân có thẩm quyền, vừa khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo, thì vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án. Cơ quan đã thụ lý giải quyết khiếu nại phải chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Toà án có thẩm quyền.

Nếu có nhiều người khởi kiện cùng một vụ việc, trong đó có người khởi kiện vụ án hành chính tại Toà, có người khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo thì việc giải quyết thuộc thẩm quyền của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo ngay sau khi phát hiện giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình.

Tranh chấp thẩm quyền giữa các Toà án do Toà án cấp trên giải quyết. Toà án đã thụ lý vụ án hành chính phải chuyển hồ sơ vụ án cho Toà án có thẩm quyền khi phát hiện việc giải quyết vụ án không thuộc thẩm quyền của mình (Điều 13 khoản 2).

1.5.Ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng hành chính

Việc xác định đầy đủ, đúng các đương sự và những người tham gia tố tụng khác có một vai trò rất quan trọng trong giải quyết vụ án hành chính. Xác định đúng, đầy đủ các đương sự và các đương sự thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ sẽ giúp cho giải quyết vụ án nhanh chóng và đúng pháp luật. Chính vì vậy trong quá trình tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ, Tòa án không được để sót đương sự và những người tham gia tố tụng khác đồng thời phải tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)