Ghi nhận các giá trị khoản vay theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 78 - 87)

6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2.5. Ghi nhận các giá trị khoản vay theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Các mô hình đo lường VaR khá phổ biến như Creditmetrics thuộc trường phái “ mark to market ” nghĩa là giá trị các khoản vay trong mô hình được tính toán theo giá thị trường. Hiện nay hệ thống kế toán của các tổ chức tín dụng được đánh giá chỉ mới tuân thủ được khoản 50% các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực quốc tế về ghi trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính (IAS 39) vẫn chưa được áp dụng chính thức tại các tổ chức tín dụng của Việt Nam. Trong một vài năm trở lại đây chỉ có các ngân hàng thương mại nhà nước như BIDV (đã cổ phần hóa), Agribank, Vietcombank (hiện nay đã cổ phần hóa), Vietinbank (hiện nay đã cổ phần hóa) tiến hành báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế do các ngân hàng này nằm trong dự án tái cơ cấu ngân hàng thương mại nhà nước do Ngân hàng thế giới tài trợ. Các ngân hàng thương mại cổ phần trừ một số ngân hàng tự nguyện áp dụng như Techcombank, thì phần lớn vẫn ghi nhận theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Chính vì sự không đồng đều giữa các ngân hàng thương mại như thế nên khi áp dụng các mô hình tính toán VaR ít nhiều sẽ gặp khó khăn.

Theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán quốc tế số 39 (IAS 39), tất cả các tài sản tài chính phải được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý (là giá trị mà một tài sản có thể được trao

___

đổi hoặc một khoản nợ có thể được tất toán giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá). Việc các ngân hàng thương mại Việt Nam chưa thực hiện ghi nhận tài sản tài chính theo IAS 39 đã dẫn đến việc dự phòng trích lập dự phòng rủi ro tính dụng theo chuẩn mực kế toàn Việt Nam (VAS) thường thấp hơn so với khi áp dụng chuẩn mực quốc tế. Nguyên nhân là khi áp dụng theo VAS thì không sử dụng lãi suất thực tế để tính dòng tiền chiết khẩu để từ đó xác định sự suy giảm giá trị của món vay của khách hàng.

Mục tiêu của việc ứng dụng VaR đã chỉ rõ là để tạo cơ sở thiết lập dự phòng rủi ro tín dụng và thiết lập vốn kinh tế. Các mô hình đo lường VaR được ứng dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển cũng dựa trên nền tảng giá trị các món vay dùng để tính toán là giá trị thị trường như ví dụ về mô hình Creditmetrics đã chỉ rõ tại mục 3.1. Do đó khi áp dụng các mô hình này để tính toán VaR các ngân hàng thương mại cũng sẽ phái tinh giá trị thị trường của các khoản vay như chuẩn mực kế toán IAS 39. Như vậy khi đó cùnng một lúc các ngân hàng Việt Nam phải ghi nhận giá trị danh mục cho vay của mình theo VAS và theo IAS 39 sẽ gây tốn kém và khó khăn cho các ngân hàng. Chính vì thế khi định hướng cho các ngân hàng áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho vay, ngân hàng nhà nước và bộ tài chính cũng phải khẩn trương ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Một mặt vừa giúp cho sự hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam, mặt khác tạo thuận lợi trong việc vận hành các mô hình đo lường trên.

___

PHỤ LỤC

___

___

Phụ lục 3: Vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam

( Nguồn: Website Ngân Hàng Nhà Nước)

0 5000 10000 15000 20000 25000 VỐN ĐIỀU LỆ VỐN ĐIỀU LỆ

___

___

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

Báo cáo về ngành ngân hàng của công ty chứng khoán Vietcombank năm 2011.

Bùi Diệu Anh, “ Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và những lưu ý cần thiết “, tạp chí công nghệ ngân hàng, 11/2010.

Bùi Diệu Anh, “ Suy nghĩ về đo lường rủi ro danh mục cho vay tại các ngân hàng thương mai “, tạp chí công nghệ ngân hàng, 8/2010.

Huỳnh Thế Du, Nguyễn Minh Kiều, “ Hê thống tài chính Việt Nam “, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, 2008.

Lê Thị Hiệp Thương và các cộng sự, “ Giáo trình xếp hạng tín nhiệm “, khoa tín dụng trường đại học ngân hàng, 2009.

Nguyễn Minh Kiều, “ Giáo trình quản trị rủi ro tài chính “, nhà xuất bản thống kê, 2009.

Trần Mạnh Hà, “ Ứng dụng Value at Risk trong việc cảnh báo và giám sát rủi ro tín dụng đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam “, khoa ngân hàng, học viện ngân hàng, 2010.

Trần Ngọc Thơ và các cộng sự, “ Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại , phần 4 “, nhà xuất bản thống kê, 2007.

Tài liệu tiếng Anh

A.V. Vedpuriswar, Credit risk plus and Creditmetrics, 2009.

Anthony Saunders and Linda Allen, “ credit risk measurement – new approach to value at risk and other paradigims “, 2002.

Basel II – International convergence of capital measurement and capital standard, Bank of International Settlement 2004.

David Musto and Nicolas S. Souleles, “ A portforlio view of consumer credit “, NBER working paper 11735.

___

Gupton, Finger and Bhatia, “ Creditmetrics – Technical document “, J.P Morgan Chase, 1997.

Joe Nocera, “ risk management – what lead to the financial meltdown “, 2009. Roylougle and Hickman, “ A generalized framework for creditrisk portforlio models “, 1998.

Hệ thống văn bản pháp luật

Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN. Ban hành ngày 22/4/2005.

Nghị định 141/2006/NĐ – CP. Ban hành ngày 22/11/2006.

Thông tư số 13/2010/TT – NHNN. Ban hành ngày 20/5/2010. Nghị định 10/2011/NĐ – CP. Ban hành ngày 26/1/2011.

Nghị quyết 11/NQ – CP/2011. Ban hành ngày 24/2/2011.

Hệ thống các Website tham khảo

www.wikipedia.com.vn www.sbv.com.vn www.thebanker.com

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 78 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)