6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.2.2. Thực trạng hoạt động trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của NHTM Việt
___
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Theo nội dung của quyết định này các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho từng khoản vay riêng lẻ và dự phòng chung cho tổng các khoản vay. Cụ thể các khoản vay sẽ được phân loại một cách định kỳ vào một trong năm nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo mức rủi ro tăng dần. Trong đó căn cứ để phân loại có thể dựa theo tiêu chuẩn định tính hoặc định lượng. Cụ thể, điểu 6 của quyết định 493 đưa các các tiêu chuẩn phân loại nợ chủ yếu dựa vào số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ, điều 7 bao gồm các tiêu chuẩn định tính làm căn cứ để ngân hàng phân loại thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình.
Tỷ lệ trích lập dự phòng tín dụng tăng dần theo mức độ rủi ro của từng nhóm nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, cụ thể như sau: Nhóm 1 ( Nợ đủ tiêu chuẩn ) : 0% Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý ) : 5% Nhóm 3 ( Nợ dưới chuẩn ) : 20% Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ ) : 50% Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) : 100%
Bên cạnh việc trích lập dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung ở mức 0.75% dư nợ. Theo định nghĩa tại khoảng 2 điều 2 thì “ dự phòng chung khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm ”. Như vậy có thể hiểu rằng các khoản dự phòng cụ thể nêu trên chỉ được dùng để bù đắp những tổn thất dự tính còn dự phòng chung dùng để bù đắp tổn thất ngoài dự tính. Hay nói cách khác dự phòng chung như là hàng phòng thủ thứ hai giúp hoạt động ngân hàng an toàn hơn.
Căn cứ vào quy định tại quyết định 493 thì ngân hàng có thể phân lọai nợ theo tiêu chuẩn định lượng (điều 6) và định lượng (điều 7). Hiện nay thì phần lớn các ngân hàng thương mại Việt Nam đang áp dụng điều 6 để phân loại nợ, chỉ có một số ít ngân hàng thương mại xây dựng cho mình hệ thống đánh giá nội bộ để có thế áp dụng các tiêu chuẩn tại điều 7. Tính đến cuối năm 2011, thì có ba ngân hàng thương mại là ngân hàng BIDV,
___
ngân hàng MB và ngân hàng Vietcombank đã hoàn thành và đưa vào sử dụng hệ thống phân loại nợ nội bộ. Nhìn chung, khi chuyển đổi sang cách thức phân loại nợ mới tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại trên đều tăng vọt, tiêu biểu là ngân hàng BIDV với tỷ lệ nợ xấu lên đến 31% khi ngân hàng này áp dụng hệ thống trên vào cuối năm 2008.
Quyết định số 493 ( năm 2005 ) của ngân hàng nhà nước về phân loại nợ và trích lập sử dụng dự phòng rủi ro cũng quy định rõ, trong thời gian tối đa ba năm, các tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm hỗ trợ cho việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng. Tuy nhiên hai năm trôi qua thì số lượng ngân hàng áp dụng hệ thống này chỉ vỏn vẹn ba ngân hàng trong hàng chục ngân hàng thương mại Việt