Mục tiêu của việc ứng dụng VaR để đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27 - 28)

6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.1.3. Mục tiêu của việc ứng dụng VaR để đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho

mô hình tính toán VaR thì đây có thể là thông số đầu vào trực tiếp hoặc thông số ẩn nằm trong các thông số khác. Nói chung, đây là một thông số phức tạp và mỗi mô hình tính toán có cách tiếp cận tính toán khác nhau. Các thông số này sẽ được trình bày rõ hơn tại ví dụ ở mục 3.1.1.

1.3.1.3. Mục tiêu của việc ứng dụng VaR để đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho vay cho vay

Biến cố rủi ro tín dụng bao gồm việc khách hàng không trả được nợ và việc sụt giảm mức xếp hạng tín nhiệm cúa khách hàng. Tùy vào điều kiện cụ thể mà ngân hàng sẽ đo lường xác suất xảy ra một trong hai biến cố trên hoặc cả hai. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ toàn danh mục cho vay thì nhà quản trị không thể không xem xét sự tương quan giữa các khoản vay trong danh mục hay nói cách khác chính là xác suất xảy ra biến cố đồng thời cho tất cả các khoản vay của mình. Việc tính toán xác suất trên nhằm giúp cho nhà quản trị hình dung được tổn thất mà mình phải gánh chịu nếu không may các biến cố trên xảy ra. Do đó mục tiêu của đo lường rủi ro tín dụng danh mục cho vay bao gồm các nội dung sao đây:

Tạo cơ sở cho việc thiết lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất kỳ vọng ước tính.

Căn cứ vào khả năng dự kiến tổn thất thì có thể chia tổn thất làm 2 loại là tổn thất ước tính được ( tổn thất kỳ vọng ) và tổn thất không ước tính được ( tổn thất không kỳ vọng ). Khi ngân hàng cho vay thì đối với mỗi khách hàng khác nhau sẽ có xác suất vỡ nợ khác nhau. Tương ứng với mỗi xác suất vỡ nợ khác nhau thì ngân hàng sẽ ước tính được tổn thất dự tính nếu khách hàng không hoàn trả được khoản vay. Do đó đo lường được tổn thất dự tính sẽ giúp ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro của họ. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có lãi suất vay khác nhau. Bên cạnh đó

___

đó còn tạo cơ sở cho ngân hàng thiết lập quỹ dự phòng tương ứng với tổn thất dự tính đã xác định. Theo Hiệp ước Basel II thì quỹ dự phòng được tính vào thành phần vốn tự có của ngân hàng.

Tạo cơ sở cho việc xác lập vốn kinh tế bù đắp tổn thất ngoài dự tính

Tổn thất ngoài dự tính là hậu quả của rủi ro tín dụng xảy ra ngoài dự kiến. Chính vì đặc điểm này mà ngân hàng không thể biết được xác suất xảy ra và mức độ tổn thất để trích lập dự phòng do đó ngân hàng phải dùng vốn kinh tế để bù đắp. Vốn kinh tế khác biệt với vốn pháp lý, nó được xác định từ các tài sản chịu rủi ro, dùng để bù đắp thiệt hại ngoài dự tính do các tài sản này mang lại. Basel II khuyến khích ngân hàng dùng các mô hình nội bộ phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng để đo lường rủi ro tín dụng. Phương pháp Value at Risk có thể đo lường được rủi ro của từng khoản vay và của từng danh mục từ đó giúp ngân hàng xác lập được mức vốn kinh tế tương ứng để chống đỡ những tổn thất ngoài dự kiến.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)