6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.4. Hệ số an toàn vốn
Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đang hướng đến mục tiêu an toàn và lành mạnh hơn, với sự tăng cường hoạt động giám sát từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và sự tự nguyện giảm bớt các mục tiêu lợi nhuận để dành ưu tiên cho các mục tiêu an toàn từ phía chủ sở hữu các ngân hàng. Nhiều động thái của cơ quan quản lý nhà nước nhằm xác lập tính an toàn cho hệ thống ngân hàng như ban hành thông tư 13 yêu cầu tỷ lệ vốn trên tài sản có rủi ro (hệ số CAR) phải đạt tối thiểu là 9%, nhằm mục tiêu hướng tới các chuẩn mực quản trị ngân hàng quốc tế và nhất là đáp ứng được các yêu cầu của Basel. Hệ số an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng. Chỉ tiêu này được dùng để xác định khả năng chịu đựng không những rủi ro tín dụng mà còn rủi ro thị trường, rủi ro vận hành của các ngân hàng. Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn chung có sự cải thiện trong những năm qua đặc biệt một số ngân hàng có hệ số CAR cao nhiều so với mức quy định của Ủy ban Basel. Tuy nhiên do các chuẩn mực kế toán của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tiếp cận hoàn toàn với các chuẩn mực kế toán quốc tế do đó các chỉ số này một phần nào đó vẫn chưa phản ánh chính xác mức độ an toàn vốn thật sự của các ngân hàng.
Bảng 2.3 : Hệ số an toàn vốn của một số ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân hàng 2008 2009 2010 Ngân hàng 2008 2009 2010
ACB 12.44 9.97 - SCB 9.91 11.54 -
___
Eximbank 45.89 26.27 17.79 VIBank - 8.06 -
MB 12.39 12 11.6 Vietcombank 8.9 8.11 9.5
Sacombank 12.16 11.41 9.97 Vietinbank 12.02 8.06 8.02
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng năm 2008, 2009, 2010)