Chưa đo lường rủi ro tín dụng dưới góc độ danh mục cho vay

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 48 - 49)

6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

2.2.3.1. Chưa đo lường rủi ro tín dụng dưới góc độ danh mục cho vay

Như đã trình bày tại các phần trên rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thương mại đang áp dụng phổ biến hiện nay như phương pháp chuyên gia, phương pháp cho điểm, phương pháp xếp hạng đều tập trung đo lường rủi ro tín dụng của từng khoản vay riêng lẻ hay nói cách khác là tập trung đo lường một khía cạnh của rủi ro tín dụng là rủi ro giao dịch. Các ngân hàng thương mại vẫn còn thiếu hụt một phương pháp hay mô hình đo lường rủi ro tín dụng dưới góc độ danh mục cho vay. Quản trị rủi ro danh mục cần có cái nhìn lợi nhuận và rủi ro ở gốc độ toàn danh mục chứ không phải từng khoản tín dụng riêng lẻ. Có thể trong danh mục có những khoản cho vay rủi ro cao nhưng cũng cho những khoản cho vay rủi ro thấp. Điều quan trọng ở đây là mức sinh lời của danh mục có đủ để bù đắp rủi ro và đạt được mức lợi nhuận mong muốn hay không. Chính vì thế rất cần một mô hình đo lường rủi ro của tổng thể danh mục cho vay.

Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rủi ro danh mục cho vay có xu hướng không bằng tổng rủi ro của các khoản vay. Ví dụ như trong lý thuyết quản trị rủi danh mục hiện đại của nhà kinh tế học Harry Markowizts, ông cho rằng có sự kết hợp nhiều khoản vay khác nhau hay nói khác đi là có sự đa dạng hóa danh mục cho vay thì rủi ro của toàn danh mục có xu hướng thấp hơn rủi ro rủi ro của từng tài sản riêng biệt tổng hợp lại.

Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. Danh mục cho vay của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2007 tập trung rất lớn vào vào các lĩnh vực “ nóng ” như bất động sản và chứng khoán. Giai đoạn 2006-2007 là năm mà thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ, các ngân hàng thương mại Việt Nam tập trung kinh doanh vào hai thị trường này không những cho vay mà còn tham gia đầu tư chứng khoán, bất động sản. Chính vì thế danh mục cho vay của các ngân hàng bị mất cân đối nghiêm trọng.

Theo số liệu thống kê của ngân hàng nhà nước, trong năm 2007, có ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán tới 40% tổng dư nợ, đặc biệt có ngân hàng cho một cá nhân vay

___

kinh doanh chứng khoán đến 200 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2007, theo thông tin từ ngân hàng nhà nước, có 25 tổ chức tín dụng có dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chiếm trên 20% tổng dư nợ. Sau giai đoạn phát triển nóng 2006-2007, thị trường bất động sản và chứng khoán bất ngờ lao dốc kéo theo lợi nhuận của hệ thống ngân hàng giảm. Việc tập trung vốn vào những ngành “ nóng ” như bất động sản, chứng khoán mặc dù đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng làm cho danh mục cho vay bất ổn khi phài đối mặt với rủi ro nội tại và rủi ro tập trung cao. Cụ thể lợi nhuận của toàn hệ thống ngân hàng năm 2007 tăng 88% so với năm 2006, nhưng khi hai thị trường trên giảm nhiệt vào năm 2008 thì lợi nhuận toàn hệ thống năm 2008 chỉ bằng 90% so với năm 2007 trong khi tăng tưởng huy động vốn và tín dụng trên 25% (Bùi Diệu Anh, 2010). Trên các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại năm 2008 phần lớn đều cho thấy mức lợi nhuân thuần âm từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh là biểu hiện rõ nét về những vấn đề trên.

Qua phân tích danh mục cho vay của hệ thống ngân hàng trong khoản thời gian 2006-2007 có thể thấy rằng các ngân hàng thương mại Việt Nam còn đối mặt với rủi ro tập trung tín dụng lớn. Một danh mục cho vay thiếu sự đa dạng và thiếu phương pháp đo lường rủi ro làm cho nhà lãnh đạo các ngân hàng khó khăn trong việc nhìn nhận thấu đáo mức độ rủi ro.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)