Mô hình Creditmetrics

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)

6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

1.3.2.1.Mô hình Creditmetrics

Mô hình Creditmetrics được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1997 bởi hãng J.P.Morgan. Mô hình này được thiết lập dựa trên khung VaR, ứng dụng để đo lường giá trị chịu rủi ro của các tài sản không được mua bán trên thị trường ví dụ như các khoản vay của ngân hàng.

Để đo lường giá trị chịu rủi ro (VaR) cho danh mục cho vay Creditmetrics tiến hành các bước sau:

___

hiện xác suất một khách hàng ở một hạng tín dụng nào đó chuyển sang hạng tín dụng khác ví dụ như khách hàng ở hạng tín dụng BBB chuyển sang BB, B, AAA, CCC…Ngân hàng có thể tính toán xác suất chuyển hạng từ dữ liệu nội bộ của mình hoặc mua từ các hãng xếp hạng tín nhiện uy tín ví dụ như Standard & Poor, Moody‟s…

 Ước tính tổn thất tín dụng trong trường hợp khách hàng không hoàn trả được dựa trên phân phối Beta. Do xác suất khách hàng không hoản trả là một số ngẫu nhiên nằm trong khoản [0;1] do đó phân phối Beta thích hợp để miêu tả biến ngẫu nhiên này.

 Ước lượng tương quan không hoàn trả giữa các khách hàng. Creditmetrics ước lượng thông số này thông qua ước lượng tương quan về sự thay đổi giá trị tài sản của khách hàng. Tuy nhiên do giá trị tài sản của khách hàng khó quan sát được trong thực tế cho nên khi ứng dụng người ta thường lấy giá trị cổ phiếu của công ty như là đại diện thể hiện tương quan thay đổi giá trị tài sản. Sau đó Creditmetrics tính các giá trị ngưỡng Z, được ký hiệu là ZAAA, ZAA, ZBBB… tương ứng với bảng ma trận chuyển hạng tín nhiệm ở bước 1. Giá trị ngưỡng này tùy thuộc vào mức xếp hạng tín nhiệm ban đầu và xác suất chuyển hạng tín nhiệm của từng khách hàng. Sau khi đã xác định được Z thì dựa vào đây xác suất chuyển hạng tín dụng đồng thời giữa một cặp khách hàng ở vị trí xếp hạng khác nhau sẽ được tính dễ dàng. Ví dụ xác suất của một cặp xếp hạng (BBB, A) sang hạng (A, BBB) sẽ được tính như sau: ( ) ( ) ∫ ∫ ( ) ( ) Trong đó:

 P(A,BBB) là xác suất chuyển hạng đồng thời của một cặp khách hàng ở mức xếp hạng (BBB, A) sang (A, BBB).

___

 u, u’ là các biến ngẫu nhiên có giá trị nằm trong ngưỡng tương ứng là [ ] và [ ].

 ρ là tương quan giữa sự thay đổi giá trị tài sản của cặp khách hàng.

Khi đã xác định được xác suất thay đổi hạng tín nhiệm giữa các cặp khách hàng trong danh mục thì phân phối giá trị của danh mục tín dụng được xác định. Đối với danh mục gồm nhiều khoản vay khác nhau thì Creditmetrics sử dụng mô phỏng Monte Carlo để tìm ra phân phối hoàn toàn của danh mục.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Value At Risk vào quản trị rủi ro tín dụng cho hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 30)