6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.2.1. Value at risk của từng món vay riêng lẻ
Hai khoảng vay của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B lần lượt ớ mức xếp hạng A và BBB. Sau một năm nếu thứ hạng của doanh nghiệp thay đổi thì sẽ làm cho giá thị trường của khoản vay thay đổi. Giá thị trường của khoản vay sẽ tăng khi thứ hạng tăng và giảm khi mức xếp hạng tín nhiệm sụt giảm. Sỡ dĩ giá trị khoản vay thay đổi vì lãi suất cho vay được giả định ban đầu là cố định, nếu hạng tín nhiệm của món vay tăng thì phần bù rủi ro cho khoản vay sẽ giảm nhưng do lãi suất thỏa thuận cố định ban đầu nên phần bù rủi ro thực tế sẽ cao hơn phần bù đáng lẽ khoản vay được hưởng làm cho giá trị khoản vay tăng lên và ngược lại. Để xác định giá thị trường và cuối năm 1 cho từng khoản vay ta áp dụng công thức chiết khấu dòng tiền tổng quá sau đây:
Đối với doanh nghiệp A
( )
( ) ( ) Với là lãi suất cho vay năm thứ 2 với hạng tín dụng x
___ ( ) ( ) ( ) ( ) Với là lãi suất cho vay năm thứ 2 và năm thứ 3 với hạng tín dụng x
Căn cứ vào công thức (3.1) và (3.2) và bảng lãi suất dự kiến ( bảng 3.2 ) ta tính được giá trị thị trường tương ứng của món vay của doanh nghiệp A và B sau một năm với các thứ hạng tín nhiệm khác nhau.
Bảng 3.5 : Giá trị thị trường của các món vay trong danh mục vào cuối năm 1 Đơn vị: Triệu đồng
Khi giá trị thị trường của các món vay đã được xác định tại bảng 3.5 sẽ dễ dàng tính toán được giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn của giá trị từng món vay. VaR của từng khoản vay được hiểu là tổn thất lớn nhất trong khoản thời gian một năm với mức tin cậy nào đó. Thông thường người ta thường tính toán tại mức tin cậy 95%, 97.5% hoặc 99% (Anthony Saunders, Linda Allen, 2002). Với món vay của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B trong ví dụ này sẽ được tính toán với mức tin cậy là 99%.
___
Bảng 3.6: Bảng tính phương sai và kỳ vọng của món vay A
Giá trị kỳ vọng của khoản vay doanh nghiệp A là 1119.2 triệu đồng, phương sai của giá trị này là 114.16 triệu. Nếu ta giả thiết rằng phân phối tổn thất của giá trị khoản vay là phân phối chuẩn (phân phối Gauss) thì ta dể dàng tính được VaR ở mức tin cậy 99% là:
√ triệu đồng. Như vậy tổn thất đối đa trong khoản thời
gian một năm đối với khoản vay A là 14.21 triệu đồng với độ tin cậy là 99%, có nghĩa là chỉ có 1% xác suất tổn thất vượt mức 14.21 triệu. Tuy nhiên nếu phân phối tổn thất của khoản vay không phải là phân phối chuẩn thì bài toán trở nên phức tạp. Thật dễ dàng nhận thấy trên bảng tính, có 1.07% xác suất giá trị khoản vay giảm dưới 1102.50 triệu đồng như vậy có nghỉa là gần 1% VaR sẽ ớ mức 16.7 triệu đồng ( 1119.2 – 1102.50 = 16.7 triệu đồng).
___
Đồ thị 3.1: Phân phối giá trị khoản vay của doanh nghiệp A cuối năm 1
Mức vốn kinh tế cần thiết dự trữ cho tổn thất ngoài dự tính đối với món vay của doanh nghiệp A chính là giá trị của VaR , là 14.21 triệu đồng. Dự trữ cho tổn thất trong dự tính là chênh lệch giữa giá trị khoản vay nếu sau một năm vẫn ở mức xếp hạng A với giá trị kỳ vọng. Theo số liệu tại bảng 3.6, dự trữ cho tổn thất dự tính là 0.83 triệu đồng ( 1120.03 – 1119.2 = 0.83 triệu đồng).
Tương tự với cách tính trên, bảng tính giá trị kỳ vọng và phương sai món vay của doanh nghiệp B cũng được thiết lập ( xem phụ lục ). Giá trị kỳ vọng vào cuối năm 1 là 1120.73 triệu đồng và phương sai là 233.57. Như vậy nếu giả định phân phối tổn thất của món vay B là phân phối chuẩn thì 1% VaR sẽ là 35.61 triệu đồng. Đây là tổn thất lớn nhất vào cuối năm 1 với mức độ tin cậy là 99%. Do đó ngân hàng cần có mức vốn kinh tế để bù đắp cho tổn thất ngoài dự tính này khoàng 35.61 triệu đồng.