6. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.1. Giả thiết và các yếu tố đầu vào của mô hình
Để tính toán được VaR cho danh mục cho vay thì Creditmetrics cũng cần những giả thiết định nhất định để đảm bảo tính hợp lý của mô hình.
___
Giả thiết 1: Các con nợ ở cùng hạng tín nhiệm có xác suất chuyển hạng giống nhau
Giả thiết 2: Rủi ro của doanh nghiệp chịu tác động của rủi ro của các ngành mà người vay tham gia cộng với rủi ro riêng của bản thân doanh nghiệp. Rủi ro của doanh nghiệp được Creditmetrics định nghĩa như là độ biến động trong tài sản của doanh nghiệp.
Giả thiết 3: Độ biến động trong giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được xem như là ước lượng gần đúng của độ biến động giá trị tài sản.
Xét một danh mục cho vay của ngân hàng gồm có hai khoản vay có thông tin như sau đây:
Bảng 3.1: Thông tin cơ bản về các món vay
Giả sử rằng doanh nghiệp A và B kinh doanh tại hai lĩnh vực khác nhau và cùng đi vay vốn vào đầu năm 2011, các thứ hạng được xếp vào thời điểm vay vốn. Ta cũng giả thiết rằng các khoản vay lãi suất cố định, lãi trả hàng năm, gốc trả khi đáo hạn.
Các khách hàng đi vay sẽ được xếp vào các thứ hạng tín nhiệm khác nhau do đó tương ứng với mỗi hạng tín nhiệm khác nhau sẽ có mức lãi suất cho vay khác nhau. Dưới đây là bảng lãi suất ngân hàng đưa ra để tham chiếu.
___
Bảng 3.2: Bảng lãi suất cho vay tham chiếu của ngân hàng cho các khoản vay Đơn vị: %
Ma trận chuyển hạng tín nhiệm là yêu cầu đầu vào bắt buộc đối với mô hình Creditmetrics để tính toán VaR. Để có thể ước tính được xác suất chuyển sang các mức xếp hạng khác của một mức xếp hạng nào đó trong thời gian một năm, các ngân hàng có thể tính toán từ hệ thống dữ liệu lưu trữ tại ngân hàng mình hoặc mua kết quả thống kê từ các tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín. Với ví dụ trong phạm vi đề tài này, bảng xác suất chuyển hang tín dụng của hãng JP Morgan sẽ được sử dụng.
Bảng 3.3: Xác suất chuyển hạng tín dụng sau 1 năm của mức xếp hạng A và BBB Đơn vị: %
Hạng tín nhiệm Xác suất chuyển hạng
Hạng A Hạng BBB AAA 0.09 0.02 AA 2.27 0.33 A 91.05 5.95 BBB 5.52 86.9 3 BB 0.74 5.3 B 0.26 1.17 CCC 0.01 0.12 Vỡ nợ 0.06 0.18
(Nguồn: Gupton et al., Technical Document, J.P Morgan April 2, 1997,tr.10)
Trong trường hợp khách hàng vỡ nợ giá trị thu hồi lần lượt bằng 70% và 80% giá trị ban đầu của khoản vay của doanh nghiệp A và doanh nghiệp B. Phần giá trị thu hồi này
___
chính là giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng.
Doanh nghiệp A và doanh nghiệp B được chọn tham gia kinh doanh ở hai ngành khác nhau và bảng dưới đây cho thấy giả thiết của tác động của yếu tố ngành đến độ biến thiên của nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng 3.4 : Tác động yếu tố ngành đến các doanh nghiệp
Đơn vị: %