- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết
2.1.4. Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Tòa án
ty cổ phần bằng Tòa án
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp trên cơ sở đơn khởi kiện của một bên tranh chấp yêu cầu Tòa án có thẩm quền giải quyết vụ án, Tòa án sẽ xem xét vụ việc và đưa ra phán quyết theo quy định của pháp luật.
Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng con đường Tòa án có một số đặc điểm như sau:
- Tòa án là cơ quan tài phán nhân danh quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp và phán quyết của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành dựa trên sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
- Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng Tòa án có thể qua hai cấp xét xử: sơ thẩm và phúc thẩm. Một số trường hợp bản án, quyết định giải quyết tranh chấp của tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có các căn cứ theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho phán quyết của Tòa án là chính xác, khách quan, đúng pháp luật.
- Nguyên tắc xét xử của Tòa án là xét xử công khai, trong trường hợp cần giữ bí mật, các bên tranh chấp có thể yêu cầu tòa xử kín nhưng vẫn phải tuyên án công khai. Như vậy, bằng con đường Tòa án các bên tranh chấp luôn bị đặt trước nguy cơ bị lộ thông tin gây ảnh hưởng đến bí mật kinh doanh, uy tín và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng con đường Tòa án phải tuân thủ theo những quy định nghiêm ngặt của pháp luật tố tụng, do đó các bên thường tốn nhiều thời gian theo kiện ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiện nay, pháp luật thực định về giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP được ghi nhận tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, có hiệu lực từ ngày 01/01/2005. So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Bộ luật Dân sự đã có nhiều quy định mới, phù hợp, tiến bộ hơn. Nhằm khắc phục hạn chế của các quy định về phương thức trọng tài về chủ thể tranh chấp như đã nêu ở phần trên, tại Điểm b, Khoản 1.1 Mục 1 Phần I của Nghị quyết 01 ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã ghi nhận: “Tòa án có thể giải quyết các yêu cầu về kinh doanh, thương mại mà một hoặc các bên không
có đăng ký kinh doanh nhưng đều có mục đích lợi nhuận. Như vậy những Tranh chấp giữa các cổ đông trong CTCP nếu không thể giải quyết bằng Thương lượng, Hòa giải hay Trọng tài thì có thể giải quyết tại Tòa án kinh tế”.
Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy phần lớn Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP được giải quyết bằng con đường Tòa án. Bởi các ưu thế của Tòa án trong việc giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP:
- Tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp có tính chuyên nghiệp và có khả năng áp dụng các biện pháp mang tính cưỡng chế nhà nước. Là cơ quan có chức năng hoạt động xét xử, Tòa án có một bộ máy phục vụ cho hoạt động của mình, có đội ngũ thẩm phán xét xử, có hệ thống pháp luật tố tụng rõ ràng, cụ thể. Bên cạnh đó, khả năng áp dụng các biện pháp cưỡng chế mang tính quyền lực nhà nước là rất cao.
- Đặc biệt, tâm lý của người Việt Nam luôn có xu hướng tin tưởng và lựa chọn Tòa án với tư cách là cơ quan đại diện quyền lực nhà nước để giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, phương thức này đang bộc lộ một số điểm hạn chế: từ những vụ án bị hủy cho thấy, một số thẩm phán chưa vững về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, thêm nữa, vẫn còn những vụ án được xét xử thiếu tính khách quan, độc lập và công tâm, hiện tượng, “án bỏ túi” và “báo cáo án” vẫn còn, làm giảm lòng tin pháp lý của giới doanh nhân.
Tóm lại: Tòa án vẫn là phương thức được lựa chọn nhiều hơn trong việc giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP chủ yếu ở Việt Nam hiện nay. Bởi lẽ, thực tế, các phương thức giải quyết tranh chấp khác ngoài Tòa án chưa chiếm được niềm tin đối với các bên tranh chấp. Các
tranh chấp bằng Thương lượng, Hòa giải chỉ là chiếu lệ và chưa có cơ chế cưỡng chế thực hiện đối với kết quả của quá trình thương lượng, hòa giải. Phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài do thiếu chính sách nhất quán khuyến khích sử dụng Trọng tài, còn nhiều rủi ro cho việc hủy phán quyết trọng tài và tâm lý e ngại về hiệu lực trọng tài thường trực nên chưa được giới doanh nhân tin dùng nhiều. Bên cạnh đó, đội ngũ trọng tài viên thiếu về số lượng, chất lượng chuyên môn chưa cao nên năng lực giải quyết còn hạn chế.
Theo thống kê của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam – VIAC (bên cạnh Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam), năm 2007, TAND thành phố Hà Nội đã xử khoảng 300 vụ án kinh tế và TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã xử 1.000 vụ tranh chấp kinh tế, bình quân mỗi thẩm phán TAND Thành phố Hà Nội xử 30 vụ án/năm, còn các thẩm phán TAND Thành phố Hồ Chí Minh xử 50 vụ án/năm. Trong khi VIAC với tư cách là tổ chức trọng tài lớn nhất Việt Nam cũng chỉ tiếp nhận 30 vụ tranh chấp trong năm 2007, và 58 vụ trong năm 2008, bình quân mỗi trọng tài viên chỉ giải quyết 0,25 vụ/năm [37].