Mức độ và nguyên nhân của Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 34)

đông trong Công ty cổ phần

Tranh chấp trong các doanh nghiệp nói chung và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng đang ngày càng phổ biến, phức tạp và dự báo sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Thực tế cho thấy mức độ của các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP cũng hết sức gay gắt. Các bên tranh chấp thường không thương lượng, hòa giải, không sử dụng trọng tài, chỉ ra tòa và khiếu nại hành chính (đến cấp cuối cùng). Đôi khi, sự can thiệp hành chính khiến mức độ tranh chấp càng thêm trầm trọng và đẩy sự việc đi xa. Một trong các bên hoặc tất cả các bên không quan tâm đến lợi ích chung của công ty mà đăt lợi ích của mình lên hàng đầu. Hệ quả của việc này là sản xuất đình trệ, thậm chí các bên tranh chấp còn cố tình can thiệp ngăn cản hoạt động bình thường của công ty, gây thiệt hại cho chính họ và các bên liên quan.

Công ty cổ phần là mô hình rất dễ gặp phải bất ổn về tổ chức: những Người quản lý công ty được yêu cầu đặt lợi ích của công ty cao hơn lợi ích của chính họ và hai lợi ích này, đôi khi là “hai đường thẳng song song”. Đây là điều mà các nhà kinh tế vẫn gọi là "Vấn đề đại diện": Người quản lý công ty là người đại diện cho chủ sở hữu, và Người đại diện đặt lợi ích cá nhân lên trên, khi đó, lợi ích của công ty sẽ bị đe dọa. Cho dù, một vài cơ chế bằng cách này hay cách khác nhằm dung hòa các lợi ích nêu trên nhưng sự khác

biệt vẫn luôn tồn tại. Đồng thời, các cổ đông có thể kiểm soát đội ngũ quản lý, nhưng lợi ích của chính họ cũng có thể xung đột với lợi ích của công ty.

Vấn đề là cổ đông lớn có thể kiểm soát công ty trong khi chỉ nắm giữ 51% cổ phần hay thậm chí là ít hơn nếu các cổ đông khác yên lặng (thường với trường hợp công ty niêm yết); nếu họ hành động đi ngược lại lợi ích của công ty, bản thân họ chỉ phải gánh chịu thiệt hại theo tỉ lệ phần trăm nắm giữ. Đặc biệt, trong một số trường hợp, nhờ cấu trúc tài chính kiểu kim tự tháp hoặc cổ phiếu có quyền bỏ phiếu ưu đãi, phần trăm kiểm soát lớn hơn tỷ lệ sở hữu. Thậm chí còn tồi tệ hơn khi người đại diện cổ đông không nắm giữ cổ phần của công ty nhưng lại có thể hưởng thụ 100% lợi ích và không phải chịu bất kỳ tổn thất nào. Hiện tượng này được gọi là "Vấn đề lạm dụng của cổ đông"

Thời gian vừa qua, những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP phát sinh nhiều, đặc biệt, trong các Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa. Do đặc thù trước đây hoạt động trong thời gian dài dưới sự bảo trợ của Nhà nước, đến khi được Cổ phần hóa, cổ đông cũng như người quản lý trong công ty không nhận thức được các quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật. Cụ thể là một số cổ đông không phân biệt được quyền với tư cách là cổ đông và quyền với tư cách là người lao động. Khi ĐHĐCĐ diễn ra không như mong đợi, họ tìm cách cản trở hoạt động của ĐHĐCĐ bằng những biện pháp không liên quan đến quyền cổ đông. Một hiện tượng phổ biến là khi HĐQT vi phạm Điều lệ công ty, không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao thì các cổ đông không thực hiện quyền cổ đông của mình để thay thế HĐQT mà lại viết đơn tố cáo gửi tới các cơ quan nhà nước yêu cầu can thiệp hoặc khi công ty có dấu hiệu vi phạm các chế độ tài chính thì cổ đông không yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra mà lại yêu cầu cơ quan nhà nước kiểm tra (có thể đẩy người những người lãnh đạo công ty vào hình sự - hình sự hóa). Đối với các cổ đông đại diện phần vốn góp của Nhà nước, họ

không phân biệt được quyền của cổ đông với quyền quản lý hành chính nên đã can thiệp trực tiếp vào công việc quản trị nội bộ của công ty như chỉ đạo triệu tập ĐHĐCĐ, chỉ định việc thay thế thành viên HĐQT, Kế toán trưởng, Ban kiểm soát (điều hành, can thiệp hoạt động của công ty bằng biện pháp hành chính – hành chính hóa).

Nguồn luật và văn bản pháp luật điều chỉnh CTCP:

Văn bản luật

LDN, LCK, Luật Kế toán, quy định về kiểm toán độc lập, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, văn bản của các địa phương và các quy chế hành chính hướng dẫn thi hành.

Quy chế tự quản

Quy chế tự quản do các Trung tâm chứng khoán ban hành (HSTC, HASTC), Điều lệ mẫu áp dụng cho các Công ty niêm yết (Quyết định số 07/2002/QĐ-VPCP ngày 19/1/2002, các quy tắc quản trị và nguyên tắc ứng xử khác).

Quy chế nội bộ

Điều lệ công ty, các Quyết nghị của ĐHĐCĐ, HĐQT, nội quy điều hành nội bộ, các thỏa thuận giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)