Nhóm giải pháp cho các phƣơng thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 82)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.2.3 Nhóm giải pháp cho các phƣơng thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần

pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần

* Đối với phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty Cổ phần bằng Thương lượng, Hòa giải

Đây là hai phương thức giải quyết tranh chấp mà nhà nước hầu như không can thiệp bằng những quy định pháp luật. Các bên tranh chấp thường ưu tiên sử dụng các phương thức này đầu tiên nhưng không phải trong mọi trường hợp các doanh nhân đều sử dụng thành công phương pháp này. Để giải quyết có hiệu quả Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP, các bên

thiện chí trong quá trình thương lượng, hòa giải đồng thời biết kết hợp với sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước theo chức năng.

Một trong những “nguyên tắc vàng” trong quá trình thương lượng, hòa giải là: Kiên trì là thành công, thiện chí là xuất phát điểm. Muốn thương lượng, hòa giải thành công, nhà doanh nghiệp cần phải có thiện chí. Các bên tranh chấp nếu tự thương lượng, hòa giải thành công tranh chấp giữa hai bên sẽ có nhiều thuận lợi bởi không phải chi phí tốn kém cho trọng tì hoặc tòa án và không phải lo lắng về khả năng thi hành án và thi hành phán quyết của trọng tài trong tương lai. Hơn thế nữa, không ai nắm được nội dung vụ việc hơn những người trong cuộc, tự mình giải quyết việc của mình là nhanh nhất, hợp tình, hợp lý nhất.

Đồng thời, muốn hiểu đúng nội dung các quy định pháp luật áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp, các bên phải sử dụng những người có chuyên môn, nghiệp vụ có kinh nghiệm kinh doanh và có kiến thức pháp lý. Tốt nhất là mỗi doanh nghiệp nên tiếp nhận một luật sư có kinh nghiệm vào làm trong doanh nghiệp mình hoặc ký một hợp đồng dịch vụ pháp lý thường xuyên với một luật sư, một văn phòng luật sư để đảm bảo kinh doanh đúng luật và giải quyết những vấn đề pháp lý nảy sinh được nhanh chóng, tiện lợi.

Biện pháp thương lượng, hòa giải không được đảm bảo thực hiện bằng cơ chế quản lý nhà nước, tuy nhiên trong quá trình thương lượng hòa giải các bên có thể tận dụng sự tác động của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Chẳng hạn, nhờ sự tác động, nhắc nhở của chính quyền địa phương, Sở Kế hoạch Đầu tư... Điều cần lưu ý là phải khai thác sự tác động của cơ quan nhà nước theo chức năng một cách hợp lý, vừa phải và vừa đúng lúc mới có thể đem lại hiệu quả cho quá trình giải quyết tranh chấp.

* Đối với phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Trọng tài

Cơ chế giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng Trọng tài đang là hình thức giải quyết tranh chấp ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên sử dụng hình thức trọng tài trong giải quyết tranh chấp nhằm nhanh chóng khắc phục các tranh chấp, góp phần tạo dựng và hoàn thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc kiện tụng kéo dài làm lãng phí thời gian, mất cơ hội kinh doanh. Đặc điểm của phương thức này có thủ tục nhanh, gọn, linh hoạt, mềm dẻo hơn so với phương thức giải quyết bằng tòa án. Tuy nhiên để tăng cường hiệu lực của các phán quyết của trọng tài cần thiết có sự can thiệp của công quyền để hình thức trọng tài trở thành phổ biến phù hợp với tập quán thương mại quốc tế (cụ thể tăng tính cưỡng chế của phán quyết trọng tài trước mắt thông qua Tòa án để công nhận phán quyết trọng tài sau đó có thể thành lập cơ quan thi hành phán quyết của trọng tài). Đặc điểm này phù hợp với xu hướng của Nhà nước ta là mở rộng quyền tự định đoạt của đương sự bằng việc mở rộng thêm hình thức giải quyết tranh chấp kinh tế, thương mại bằng trọng tài.

Đối với loại tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP, đặc biệt là các công ty liên doanh hay 100% vốn đầu tư nước ngoài quy định ngoài trọng tài Việt Nam thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn trọng tài không phải của Việt Nam như trọng tài của nước ngoài hoặc trọng tài quốc tế giải quyết. Đây là đặc điểm rất cơ bản của cơ chế giải quyết loại tranh chấp này của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Quy định này là cần thiết và được các nhà đầu tư nước ngoài đón đợi. Nên chăng, chúng ta cần bổ sung thêm quy định cơ quan trọng tài có thể giải quyết Tranh chấp pháp lý

của pháp luật nước ngoài (luật tố tụng và luật nội dung) miễn là không trái với nguyên tắc chung của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, các bên có thể tự thỏa thuận thành lập trọng tài vụ việc (ad-hoc) để giải quyết một tranh chấp cụ thể. Hình thức trọng tài này thuận lợi cho cả hai bên do không bị bó buộc bởi các thủ tục có tính chất cố định, mà hai bên có thể tự thỏa thuận nguyên tắc giải quyết và chi phí hợp lý.

- Cơ quan thi hành buộc thi hành phán quyết Trọng tài (cơ quan này cần vào cuộc một cách quyết liệt và tích cực) mới mang hiệu quả, lòng tin của các bên vào hiệu lực của phán quyết trọng tài như các bản án, quyết định của tòa án .

- Cần nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, uy tín và đạo đức của các trọng tài Việt Nam.

- Cần thu tạm ứng phí Trọng tài, Bởi theo Pháp lệnh Trọng tài 2003, Nguyên đơn thường phải nộp đủ ngay một lần phí trọng tài được tính theo giá ngạch. Trong khi giải quyết bằng tòa án thì Nguyên đơn chỉ phải tạm ứng bằng 50% của mức phải nộp tính theo giá trị tranh chấp. Nếu Nguyên đơn có hoàn cảnh khó khăn đôi khi còn được tòa án xét giảm phần tạm ứng này. Sau khi trọng tài xử xong cho dù Nguyên đơn có thắng thì cũng không được hoàn lại phí như đối với Tòa án mà lại phải đòi từ Bị đơn đồng thời phải nộp đủ phí Trọng tài đủ một lần – điều này gây khó khăn cho nguyên đơn.

Trong nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới, những cải tiến đặc biệt quan trọng đó là cần một đội ngũ trọng tài viên Việt Nam có chuyên môn cao, tôn trọng quy tắc đạo đức nghề nghiệp cộng với sự tham gia của người nước ngoài với tư cách trọng tài viên tại các tổ chức trọng tài Việt Nam, một sự công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam một cách vô tư và khách quan theo đúng chuẩn mực của Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành phán quyết

trọng tài nước ngoài hy vọng trong thời gian tới, khi tranh chấp xảy ra, các doanh nhân sẽ lựa chọn phương thức này nhiều hơn.

* Đối với phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần bằng Tòa án

Để có thể nâng cao hiệu quả tham gia giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP bằng phương thức sử dụng Tòa án, ngành Tòa án cũng như ngành tư pháp của Việt Nam cần kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc hoàn thiện pháp luật cũng như kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thẩm phán và các cơ quan thi hành pháp luật. Cụ thể là:

- Cải cách tổ chức, hoạt động và công tác xét xử của Tòa án nhân dân các cấp, theo chiến lược cải cách tư pháp, trọng tâm tranh tụng tại Tòa, xét xử tuân thủ theo pháp luật, độc lập, công bằng.

- Bảo đảm số lượng và chất lượng nguồn Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và thư ký tòa án có kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức, văn hóa nghề nghiệp.

- Đồng thời cần kiện toàn, nâng cao nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của đội ngũ chấp hành viên thi hành án các vụ việc tranh chấp.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nói chung và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng, công tác này cũng sẽ góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình quốc gia về phổ biến cho doanh nghiệp và người dân. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, sử dụng các dịch vụ thông tin, tư vấn.

Đặc biệt, cần ngăn ngừa các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP xảy ra chúng ta cần "Tăng cƣờng các nguyên tắc và quy chế quản trị doanh nghiệp cho các công ty niêm yết". Bởi, trên thực tế, theo thống kê mới nhất của Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM hồi đầu năm 2009, tính đến 31/3/2009, chỉ có 107/177 công ty niêm yết thực hiện bầu thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành và chỉ có 99/177 công ty tách bạch giữa hội đồng quản trị và ban giám đốc. Điều này đã dẫn đến hệ quả là việc công bố thông tin của thành viên hội đồng quản trị chưa chủ động, chậm, hoặc không công bố thông tin. Đây cũng là một trong những vi phạm thường gặp trong công tác quản trị của các công ty niêm yết hiện nay. Ngay cả những doanh nghiệp có thành viên hội đồng quản trị độc lập, trên thực tế vẫn thiếu thành viên hội đồng quản trị độc lập có trình độ và năng lực theo yêu cầu. Doanh nghiệp tư nhân ở nước ta thường được quản trị theo hình thức gia đình, trong đó những người chủ sở hữu đồng thời là những người trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Trong một số doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có số lượng cổ đông lớn, xung đột giữa cổ đông đa số và cổ đông thiểu số đã xảy ra, có nơi thậm chí rất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, cổ đông thiểu số là doanh nghiệp Nhà nước, chỉ tham gia vào quản trị công ty thông qua người đại diện, nên nguy cơ bị thiệt thòi của bên thiểu số có thể còn lớn hơn. Chế độ quản trị trong doanh nghiệp Nhà nước lại có những bất cập khác. Những người đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp nói chung. Vấn đề lớn nhất trong quản trị doanh nghiệp Nhà nước là mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người quản lý, bắt nguồn từ việc không xác định được người chủ thực sự. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của quản trị doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân ở nước ta nói riêng và của các loại hình doanh nghiệp nói chung là tính kém minh bạch. Các quy định bắt buộc về công khai hoá thông tin chưa được

quy định đầy đủ và ngay cả những quy định hiện có vẫn chưa được thực thi có hiệu quả. Cần có “văn hóa quản lý”.

Theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB), các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp thường hay mắc phải về quản trị hiện nay chính là việc hội đồng quản trị chưa thực hiện tốt vai trò và chức năng của mình; không minh bạch thông tin; giao dịch với các bên liên quan và xung đột về lợi ích tiềm ẩn; ban kiểm soát chưa thực hiện tốt vai trò chức năng. Trên thực tế, ban kiểm soát doanh nghiệp có rất ít quyền hạn. Vị trí này mới chỉ được quy định trên danh nghĩa do yêu cầu của pháp luật. Hơn nữa, một số thành viên hội đồng quản trị cũng ít quan tâm đến việc tham gia phát triển doanh nghiệp. Những cổ đông là người lao động trong công ty thì trên thực tế chỉ quan tâm đến tỷ lệ chia cổ tức. Chính vì những lý do trên, nhiều công ty cổ phần hóa đã không có chiến lược phát triển rõ ràng và còn có hiện tượng các cán bộ quản lý hoặc cổ đông lớn lạm dụng vị thế và chức quyền để điều hành doanh nghiệp theo hướng có lợi cho cá nhân họ. Trong những công ty cổ phần hóa vẫn còn phần vốn của Nhà nước, thường Nhà nước cử các đại diện từ các cơ quan ban ngành khác nhau tham gia vào bộ máy của doanh nghiệp (vào hội đồng quản trị, ban kiếm soát...). Những đại diện này phải xin ý kiến từ cơ quan chủ quản chứ không thể đưa ra những quyết định ngay lập tức. Việc minh bạch và công bố thông tin ở Việt Nam còn hạn chế và còn nhiều cản trở do nhiều yếu tố, trong đó có môi trường pháp luật. Ví dụ, chính sách thuế chưa rõ ràng và phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định chủ quan của cán bộ thuế cũng có thể làm cho doanh nghiệp khó có thể minh bạch hóa tất cả các giao dịch của mình. Các doanh nghiệp cho rằng, biện pháp cải thiện công tác quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam hiện này là cần đào tạo thêm cho các giám đốc và cán bộ quản lý cao cấp về quản trị doanh nghiệp. Rất nhiều doanh

giỏi; thực thi chặt chẽ hơn các luật lệ hay quy định hiện hành về quản trị doanh nghiệp; cải cách công tác thực thi thuế để doanh nghiệp có thể minh bạch hơn về tài chính. Chính vì vậy, cần có nhiều cơ hội hơn nữa để những người làm kinh doanh được học hỏi về những mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến trên thế giới để vừa nâng cao nhận thức và nâng cao trình độ quản trị. Ngoài việc tham gia các khóa học, các doanh nghiệp Việt Nam có thể trực tiếp thuê chuyên gia về quản trị doanh nghiệp để tư vấn riêng cho phù hợp với hoàn cảnh riêng của công ty mình. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực còn mới mẻ này, vì thế những chương trình hỗ trợ kỹ thuật phù hợp của các tổ chức quốc tế cho doanh nghiệp sẽ rất hữu ích.

Trong so sánh các tiêu chí về quản trị của doanh nghiệp Việt Nam với Malaysia, Singapore, Trung Quốc, ông Tom Chong, Phó tổng giám đốc Công ty Ernst & Young Việt Nam cho rằng, tiêu chí về thành viên hội đồng quản trị độc lập tại Việt Nam còn thiếu cụ thể, nhiệm kỳ dài (theo nhiệm kỳ 5 năm, trong khi các nước khác là thường niên), vai trò trách nhiệm của thành viên hội đồng quản trị cũng không được xác định rõ ràng,... Trong khi, thông thường ở các nước, thành viên hội đồng quản trị độc lập không điều hành là nhà kinh tế, giáo sư, kế toán, luật sư, nhân sự điều hành công ty lớn đã nghỉ hưu, là chính khách có kinh nghiệm, uy tín để đóng góp khách quan vào sự phát triển của công ty. Mặt khác, thay vì nâng cao năng lực quản trị của hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Giám đốc, kiểm soát viên, đổi mới công nghệ thì ở Việt Nam không ít doanh nghiệp xem nhẹ vấn đề này mà chỉ đầu tư vào quan hệ - đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP.

Hiện nay, trên thế giới không có một mô hình mẫu hoặc một quy ước duy nhất nào về quản trị, điều hành công ty được công nhận là tốt nhất. Tham khảo một số mô hình quản trị tiên tiến đã và đang được các Tập đoàn, Công

ty lớn áp dụng, hy vọng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam ngăn ngừa được các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP. Chia sẻ các kiến thức về quản trị doanh nghiệp của Tập đoàn GE (tập đoàn đa ngành về công nghệ, truyền thông và dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ), ông Colin Low, Giám đốc phụ trách khu vực Singapore, Philippines và Việt Nam của GE chia sẻ: sự tuân thủ, tính minh bạch và nhất quán về “Văn hóa quản lý” là nền tảng cho tốc độ

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)