Trách nhiệm của HĐQT

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 92)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.4 Trách nhiệm của HĐQT

Mô hình quản lý, điều hành công ty tốt nhất cần đảm bảo hướng phát triển chiến lược của công ty, sự quản lý hiệu quả của HĐQT và trách nhiệm của HĐQT đối với công ty và với các cổ đông.

đông. Khi các quyết định của HĐQT có thể ảnh hưởng đến các nhóm cổ đông khác nhau, HĐQT cần đối xử công bằng đối với tất cả cổ đông.

HĐQT cần đưa ra quyết định độc lập, đặc biệt với bộ máy điều hành. Do vậy, thành phần HĐQT cần phải đảm bảo số lượng thành viên độc lập thích hợp - không kiêm nhiệm. Quy định thành viên HĐQT dành lượng thời gian thích hợp để thực hiện trách nhiệm của mình [34].

Cũng trong năm 1998, Nước Anh cho ra đời Báo cáo Hampel đã đề xuất các chuẩn mực tổng quát chứ không phải những quy tắc cụ thể. Theo đó, sự tuân thủ những sự thực thi quản trị tốt, như tách biệt vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị khỏi giám đốc điều hành, nên được thực hiện linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của từng công ty. Tự quản trị là phương thức được ưa chuộng. Thêm vào đó, một hội đồng nhất thể. Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước cổ đông của công ty chứ không phải bất kỳ nhóm đối tượng hữu quan nào khác.

Trên Thế giới có nhiều bộ tiêu chuẩn về quản trị khác nhau, song có một xu hướng chung đó là năm chủ đề quản trị các doanh nghiệp quan tâm đó là: Cấu trúc và sự độc lập của thành viên HĐQT, Cấu trúc vốn chủ sở hữu, hệ thống thù lao cho thành viên HĐQT điều hành và không điều hành, Sự độc lập và minh bạch của quy trình kiểm toán và cuối cùng Quyền sở hữu cổ phần của quản trị viên và người không là quản trị viên [36].

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là hiện tượng tất yếu gắn liền với đặc trưng về cơ cấu tổ chức và hình thức hoạt động của mô hình công ty này. Tuy nhiên, việc hạn chế và giải quyết ngày một hiệu quả những Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP này là hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua nhiều biện pháp khác nhau và phải kết hợp những biện pháp này một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Các cổ đông trong CTCP khi góp vốn, chuyển nhượng vốn, bàn quyết các quyết định chiến lược của Công ty cần có sự cân nhắc kỹ càng, tuân thủ pháp luật và văn hóa kinh doanh. Khi tranh chấp phát sinh, các bên cần bình tĩnh, thiện chí và nỗ lực giải quyết vì lợi ích chung là sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. Đặc biệt, Các bên trong CTCP cũng nên tìm kiếm tư vấn (luật sư, chuyên gia pháp luật có kinh nghiệm uy tín) để được hỗ trợ về mặt pháp lý để giải quyết các tranh chấp này đúng luật và có văn hóa.

Việc làm trường kỳ, cần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và tăng cường vai trò của quản trị doanh nghiệp. Nên chăng cần tách bạch rõ ràng giữa cổ đông góp vốn lớn(quyền sở hữu, quyết định vấn đề chiến lược), còn người điều hành- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (là người được thuê) người độc lập với quyền lợi của các cổ đông và là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp vì lợi ích của công ty.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước, kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, kinh tế Việt Nam không ngừng có những bước phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu vận hành theo những quy luật cơ bản của thị trường và ngày càng trở nên sôi động với hàng loạt những mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh được du nhập từ các nên kinh tế khác và được pháp luật Việt Nam công nhận. Mô hình CTCP có thể coi là một mô hình doanh nghiệp ưu thế cho một nền kinh tế năng động và một xã hội có nguồn vốn nhàn rỗi to lớn chưa được sử dụng hiệu quả tối đa như ở Việt Nam.

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, số lượng Công ty cổ phần còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với công ty trách nhiệm hữu hạn, nhưng lại là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất. CTCP với những ưu điểm như: Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần; Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng; Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; tách bạch chủ sở hữu (cổ đông) với công ty cũng như bộ máy quản lý công ty làm cho việc gia nhập hay rút khỏi tư cách cổ đông của các chủ sở hữu không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty; giảm rủi ro cho các chủ sở hữu … Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình CTCP cũng có những hạn chế nhất định như: Việc thành lập và quản lý phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp

luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán; Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích…

Do đó, Tranh chấp giữa các cổ đông trong CTCP nảy sinh là tất yếu và việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này trở thành nhu cầu của các doanh nghiệp, xã hội cũng là đề tài quan tâm của các nhà quản lý cũng như nhà nghiên cứu. Pháp luật Việt Nam cũng có khá nhiều quy định nhằm hạn chế và giải quyết có hiệu quả những tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng. Tiêu biểu là các quy định về mô hình và chế độ quản lý, giám sát CTCP trong LDN 2005; các chế định về tố tụng cũng như các quy định có liên quan (quy định về thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán, ngân hàng...).

Mục tiêu của Luận văn “Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong Công ty cổ phần tại Việt Nam” nhằm nhận diện các mâu thuẫn, phân biệt các tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP trên ba góc độ Góp vốn, Chuyển nhượng vốn và Quyền quản lý công ty. Cụ thể, những bất cập từ thực tế như CTCP đăng ký góp vốn điều lệ nhưng lại không góp đúng và đủ như số vốn đã đăng ký với cơ quan quản lý của Nhà nước. Mặt khác, việc tăng và giảm vốn điều lệ lần tiếp theo như thế nào, thời gian bắt buộc phải thực hiện ra sao chưa có quy định pháp luật và chế tài về việc này. Về việc chuyển nhượng vốn còn những bất cập như: nếu người mua cổ phần nhưng chưa được vào sổ đăng ký cổ đông thì có được coi là cổ đông của CTCP hay không, thời điểm nào thì quyền này được xác lập, việc cổ đông sáng lập chuyển nhượng cổ phần trong ba năm có được không, ai bảo vệ quyền của người mua lại cổ phần này. Bên cạnh đó, những thủ tục biểu quyết những vấn đề lớn của

HĐQT, TGĐ... cần bao nhiêu cổ đông chiếm bao nhiêu phần trăm cổ phần biểu quyết, thể thức ra sao để bảo đảm quyền và lợi ích của các cổ đông...

Luận văn đề xuất giải pháp pháp lý nhằm hoàn thiện Luật doanh nghiệp theo hướng, để các cổ đông sáng lập góp đúng và đủ vốn điều lệ (lần đầu và các lần tiếp theo) được thực hiện đúng như đăng ký, cần có sự đôn đốc, quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước, nên có chế tài xử lý trường hợp vi phạm. Nên ghi nhận là cổ đông của CTCP kể từ thời điểm họ góp vốn vào công ty (như biên lai hay hợp đồng chứng nhận việc góp vốn). Việc chuyển nhượng vốn nên “nới” quy định việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập trong vòng ba năm, ban hành văn bản pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người mua cổ phần này, thêm nữa, đề xuất một số phương thức về thủ tục trong quá trình thành lập, chuyển đổi, tái cơ cấu doanh nghiệp. Đồng thời, Luận văn cũng đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp trong quản trị nội bộ công ty, xây dựng cơ chế bảo vệ cổ đông (đặc biệt cổ đông nhỏ) trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của công ty kịp thời và chính xác, tách bạch quyền sở hữu và quyền quản lý công ty, minh bạch, công khai quyền lợi của người lãnh đạo ... nhằm ngăn ngừa các tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng nêu ra các phương thức để giải quyết các Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP như: Hòa giải, Thương lượng, Trọng tài hay Tòa án. Theo đó, mỗi phương thức giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP vừa có ưu điểm và vừa có hạn chế, tùy tình huống thực tế, mỗi công ty cổ phần cân nhắc, lựa chọn. Điều quan trọng nhất, để nâng cáo hiệu quả giải quyết Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP vẫn là ý thức và thái độ hợp tác của các cổ đông trong doanh nghiệp, những người này ngoài ý thức pháp luật cần có văn hóa kinh

doanh để có những ứng xử đúng đắn trước nguy cơ xảy ra tranh chấp cũng như trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Việt Nam đã và đang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Việt Nam cũng đã tham gia sân chơi WTO, tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP nói riêng sẽ còn là vấn đề quan tâm, nghiên cứu của nhiều đối tượng, thực tế, những tranh chấp này chắc chắn sẽ vẫn tiếp tục nảy sinh với nhiều tình huống đa dạng và phức tạp hơn. Giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này sẽ giúp doanh nghiệp gỡ khó và tạo ra sự ổn định, phát triển cả nền kinh tế. Chúng ta có thể tin tưởng rằng, với hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, với đội ngũ doanh nhân ngày càng chuyên nghiệp, năng động và hệ thống quản lý nhà nước ngày càng hiệu quả, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, chủ động của các doanh nghiệp, nâng cao tiềm lực kinh tế quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)