Nhóm giải pháp pháp lý

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 78 - 80)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.2.1. Nhóm giải pháp pháp lý

Trong phần 2.2 của Chương 2, Chúng tôi đã trình bày chi tiết những vướng mắc trong việc thực hiện quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật giải quyết tranh chấp trong CTCP. Do đó, nội dung chính của nhóm giải pháp pháp lý chính là cần phải khắc phục triệt để những vướng mắc đã nêu. Một số bất cập của các quy định pháp luật cần phải sửa đổi hoặc làm rõ đó là:

Thứ nhất: Về quyền sở hữu trong công ty cổ phần

Trong CTCP, cổ đông là các chủ sở hữu của công ty, về nguyên tắc, chủ sở hữu được quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Trong trường hợp góp vốn thành lập CTCP, các cổ đông đã chuyển một phần quyền sở hữu cho những người quản lý công ty, cổ đông chỉ tham gia quyết định những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Như vậy, các chủ sở hữu phải có thông tin đầy đủ, chính xác để ra quyết định. LDN 2005 chưa đề cập đầy đủ về quyền được có thông tin của cổ đông (buộc phải đăng thông tin kịp thời và công khai về công ty, bản cáo bạch, hoạt động kinh doanh của Công ty trên báo, website của Công ty…). Bổ sung thêm các quy định này sẽ làm minh bạch hóa hoạt động quản lý của CTCP, hạn chế tranh chấp, tăng niềm tin cho các nhà đầu tư.

Thứ hai, Để bảo vệ quyền sở hữu của cổ đông cần thiết phải xây dựng

một cơ chế giải quyết tranh chấp khi Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hay HĐQT gây thiệt hại cho công ty. Theo quy định của LDN 2005, cổ đông chỉ

quyết định của ĐHĐCĐ hoặc yêu cầu Tòa án hủy bỏ các quyết định của ĐHĐCĐ. Những trường hợp này rất hiếm xảy ra và các quyết định của HĐQT thì cổ đông thiểu số “miễn bàn” chỉ biết tuân thủ.

Thứ ba: Về tính độc lập giữa những Người quản lý trong CTCP

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong CTCP được giao quyền chỉ đạo trực tiếp các công việc kinh doanh hàng ngày. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải thực hiện hai nhiệm vụ lớn, một là thực hiện Nghị quyết của HĐQT (thường là ý kiến của các cổ đông lớn) hai là phục vụ lợi ích của công ty (lợi ích của tất cả các cổ đông). Hai lợi ích này liệu có luôn thống nhất với nhau. Nên chăng cần quy định "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải phục vụ phải độc lập và phục vụ công ty, khi có sự mâu thuẫn lợi ích của một bộ phận cổ đông với lợi ích của công ty thì phải quyết định sao cho có lợi cho công ty và đưa vấn đề đó ra Đại hội cổ đông gần nhất". Để Giám đốc hoặc Tổng giám đốc độc lập và hoạt động vì lợi ích của công ty thì họ phải độc lập và không bị chi phối bởi cổ đông lớn nào. Một trong những nguyên tắc để quản trị công ty tốt là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là Người độc lập với quyền lợi của cổ đông.

Thứ tư: Về tính minh bạch trong các quan hệ nội bộ của CTCP

Luật Doanh nghiệp 2005 đã có minh bạch hơn khi có quy định yêu cầu Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc thành viên HĐQT phải công khai hóa lợi ích của mình trong những công ty mà họ nắm cổ phần chi phối. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản được việc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc thành viên HĐQT lợi dụng quyền hạn để giao kết các hợp đồng với công ty liên quan và hưởng lợi trên phần trăm giá trị hợp đồng – “hoa hồng” (ngay cả khi họ không nắm cổ phần chi phối ở công ty đó). Nên bổ sung quy định: "Thù lao công việc và tiền thưởng không gắn với những giao dịch mà ở đó công ty phải thanh toán". Ngoài ra, đối với các giao dịch cần có sự chấp thuận

của HĐQT và ĐHĐCĐ thì nên có quy định có thể tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu gây hại cho công ty hoặc một bộ phận cổ đông.

Thứ năm: Về lương thưởng và kỷ luật đối với Người quản lý trong CTCP

Mặc dù, LDN 2005 đã ghi nhận việc trả Thù lao (lương, thưởng) cũng như các nghĩa vụ và cơ chế kỷ luật dành cho Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; thành viên HĐQT; thành viên Ban kiểm soát nhưng còn hết sức chung chung và chưa có biện pháp xử lý cụ thể khi các nghĩa vụ này không được thực hiện, hoặc được thực hiện “đối phó”. Nói chung, LDN 2005 thiếu các quy định nhằm kiềm chế hành vi lạm dụng quyền lực của những người quản lý trong CTCP.

- Thứ sáu, Chức năng giám sát trong các CTCP, đặc biệt là các công ty

niêm yết, đã và đang là vấn đề được quan tâm trong giới nghiên cứu về luật công ty ở các nước phát triển và công nghiệp hóa. Có thể nói rằng, mô hình BKS độc lập từ HĐQT và do ĐHĐCĐ bầu trong các CTCP ở Việt Nam là cấu trúc khá độc đáo và hiệu quả, nếu BKS làm việc thực sự như được thiết kế trong luật. Sự hoài nghi về hiệu quả hoạt động của BKS trong các CTCP Việt Nam không phải là không có cơ sở khi mà: (i) vẫn còn tâm lý xem thường vị trí của nó trong các cổ đông và người quản lý công ty, (ii) phần lớn thành viên BKS là người lao động, dưới quyền quản lý – điều hành của chính những người mà họ có bổn phận giám sát.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)