CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 74)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:

3.1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CTCP

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay khoảng 800 USD/năm. Mục tiêu phát triển của Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, xây dựng một quốc gia “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tốc độ tăng GDP bình quân 7%- 8%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá thực tế sẽ đạt khoảng 3.000- 3.200 USD, thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010. …Tuy nhiên, việc quản lý yếu kém của các công ty cổ phần (đặc biệt các Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang cổ phần hóa, gây thất thoát tài sản của nhà nước. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2008 cả nước có 4.472 doanh nghiệp nhà nước và 118 tập đoàn, tổng công ty. Trong đó, 88 tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ gần 375 nghìn ha đất, 93 tập đoàn, tổng công ty đang nắm giữ hơn 485 nghìn tỷ đồng vốn nhà nước. Tuy nhiên, 45,05% tập đoàn, tổng công ty hoạt động hiệu quả thấp - tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu dưới 10%, thậm chí lợi nhuận âm). [35]

Sau gần hai mươi năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp

lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó đã góp phần thể chế hóa đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta nói chung và hệ thống pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói riêng vẫn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống.

Nguyên nhân của những yếu kém nêu trên là do chưa hoạch định được một chương trình xây dựng pháp luật toàn diện, tổng thể, có tầm nhìn chiến lược; việc đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ pháp luật và công tác nghiên cứu lý luận về pháp luật chưa theo kịp đòi hỏi của thực tiễn; việc tổ chức thi hành pháp luật còn thiếu chặt chẽ; ý thức tuân thủ pháp luật của một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức và nhân dân còn hạn chế.

Để khắc phục tình trạng trên, đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật từ nay đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó mảng hệ thống pháp luật nhằm giải quyết tranh chấp được chú trọng hoàn thiện theo hướng phù hợp với tập quán thương mại quốc tế; Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020; tham gia các Điều ước quốc tế đa phương về tương trợ tư pháp, nhất là các điều ước liên quan tới việc công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của tòa án, quyết định trọng tài thương mại.

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là một tất yếu không tránh khỏi, đồng thời những tranh chấp đó sẽ là động lực để doanh nghiệp

hoàn thiện và phát triển, đối với Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP cần xác định trọng tâm vào công tác giải quyết tranh chấp với hiệu quả cao nhất, thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Bởi thực tế đang cho thấy hình thức giải quyết tranh chấp nào đảm bảo được tính hiệu quả và chi phí sẽ được lựa chọn.

Để thực hiện được định hướng nêu trên cần hoàn thiện và đồng bộ hóa hàng loạt các biện pháp giải quyết tranh chấp để các bên có những lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp phù hợp nhất với hoàn cảnh thực tế của mình. Từ việc hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật đến việc nâng cao ý thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cũng như hoạt động nội bộ trong CTCP sẽ giúp môi trường kinh doanh của Việt Nam trở nên lành mạnh hơn.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)