Các quy định về Góp vốn trong Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 50 - 52)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2.2.1. Các quy định về Góp vốn trong Công ty cổ phần

Việc góp vốn vào CTCP là việc đưa tài sản của mình vào công ty, qua đó trở thành cổ đông của công ty. Thủ tục góp vốn được thực hiện trên cơ sở định giá tài sản góp vốn và chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty. Những nguyên tắc cơ bản của việc góp vốn thành lập CTCP là: nhất trí, không rút vốn trực tiếp và thực hiện đầy đủ quy định của LDN 2005.

Việc thực hiện các quy định về góp vốn vào công ty của LDN 2005 còn nhiều vấn đề cần thay đổi, đặc biệt là việc LDN 2005 vẫn chưa công nhận việc góp vốn thực tế vào công ty. Góp vốn thực tế được hiểu là việc cổ đông đã chuyển quyền sở hữu của mình đối với tài sản sang cho công ty nhưng công ty không tiến hành thay đổi đăng ký kinh doanh và không ghi tên cổ đông vào sổ đăng ký cổ đông. Khi phát sinh tranh chấp, rõ ràng là quyền lợi của cổ đông không được bảo vệ. Cổ đông đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình thì khi đó việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền chỉ là vấn đề thủ tục, là hình thức công nhận từ phía Nhà nước. Việc công ty không thay đổi đăng ký kinh doanh hoặc không có động thái ghi nhận tư cách thành viên của cổ đông không thể phủ nhận hành vi góp vốn của cổ đông và làm cho giao kết góp vốn giữa cổ đông và công ty bị vô hiệu. Có thể thấy là quy định của pháp luật trong trường hợp này là mang tính hình thức và cứng nhắc, không khuyến khích được cá nhân, tổ chức góp vốn kinh doanh.

Ngược lại với việc góp vốn thực tế nhưng không tiến hành đăng ký kinh doanh là việc không góp vốn thực tế nhưng có đăng ký vốn góp tại cơ quan đăng ký kinh doanh tạo thành vốn Điều lệ của công ty. Đây là hiện tượng diễn ra khá phổ biến.

Mặt khác, người cho mượn danh nghĩa để góp vốn thực chất không góp vốn vào công ty nhưng lại có tư cách cổ đông được theo quy định về hình thức (đã đăng ký kinh doanh và được sự thừa nhận của pháp luật). Vậy quyền và lợi ích hợp pháp của những "sử dụng tên tuổi này" xử lý như thế nào khi tranh chấp xảy ra?

Thứ nhất: Khoản 4 Điều 86 LDN 2005 quy định: "Cổ đông sở hữu từ

5% tổng số cổ phần trở lên phải được đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày có được tỷ

lệ sở hữu đó" [14]. Đây cũng là quy định tiềm ẩn nhiều tranh chấp có thể xảy

ra. Đây là quy định mang tính quản lý nhà nước, mục đích nhằm kiểm soát đối với CTCP cũng như các nhà đầu tư. Trường hợp không thực hiện quy định đăng ký này thì số cổ phần của cổ đông chiếm trên 5% tổng số cổ phần có được công nhận hay không?

Thứ hai: Khoản 3 Điều 87 LDN 2005: “Cổ phần được coi là đã bán

khi được thanh toán đủ và những thông tin về người mua quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật này được ghi đúng, ghi đủ vào Sổ đăng ký cổ đông, kể từ

thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của Công ty”.Vậy vướng

mắc: người đã góp vốn (có phiếu thu do công ty phát hành) hoặc các Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (do công ty xác nhận) nhưng chưa được đăng ký vào sổ cổ đông, khi tranh chấp xảy ra họ có được coi là cổ đông không? Nên chăng quy định, thời điểm xác lập tư cách cổ đông từ thời điểm hoàn thành việc góp vốn.

Mặt khác, vấn đề về nghĩa vụ thanh toán cổ phần đã cam kết. Nghĩa vụ này là sự đảm bảo về vốn cho công ty, đồng thời là điều kiện để cổ đông có thể thực hiện quyền thành viên của mình, đặc biệt là tham gia quản lý công ty. Quy định về nghĩa vụ thanh toán số cổ phần đã cam kết của cổ đông trong LDN 2005 còn một số bất cập như sau:

Thứ ba: Khoản 1 Điều 80 LDN 2005 quy định quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông: "Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn đã góp vào công ty" [14]. Ở đây có sự trùng lặp vì đây cũng là nghĩa vụ quy định cho cổ đông sáng lập Điều 84 LDN 2005, còn với các cổ đông khác thì về nguyên tắc phải thanh toán đủ một lần khi đăng ký mua cổ phần chứ không nhất thiết phải trong thời hạn như trên. Như vậy quy định này có thể sẽ khiến cho tiến độ góp vốn vào CTCP bị trì hoãn, đồng thời là nguyên nhân nảy sinh tranh chấp về tư cách cổ đông.

Thứ tư: Khoản 5 Điều 80 LDN 2005 quy định: "cổ đông cá nhân phải

chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty dưới mọi hình thức để thực

hiện một trong các hành vi…." [14]. Quy định này vô hình chung mở lối cho

cổ đông có hành vi trái pháp luật, quy định này cũng chứa đựng nguy cơ phát sinh tranh chấp rất cao bởi vì về nguyên tắc cổ đông không thể nhân danh công ty để thực hiện các giao dịch, nếu có thì các giao dịch này sẽ là vô hiệu. Nên chăng quy định này chỉ dành cho những người quản lý trong công ty.

Ví dụ 1:

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)