- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết
2. Bình luận về việc buộc bàn giao con dấu:
3.2.2. Nhóm giải pháp về quản lý nội bộ trong Công ty cổ phần
Các nhà quản lý trong CTCP cần làm quen với việc thiết lập hệ thống quản trị nội bộ bao gồm các thành phần: các cá nhân và nhóm có năng lực điều chỉnh hoạt động doanh nghiệp (như CEO, Ban giám đốc, điều hành, và cổ đông). Những nhóm có liên quan lợi ích mật thiết khác tham gia trong hệ thống quản trị gồm có các nhà cung, người lao động, tổ chức cấp tín dụng,
Ban Giám đốc là lực lượng có vai trò chính trong hệ thống quản trị nội bộ, chịu trách nhiệm với các chính sách, chiến lược phát triển và giám sát chung. Các bên tham gia khác đều có lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp từ hiệu quả vận hành của công ty. Họ trao quyền cho những nhân sự quản lý để ra quyết định và triển khai công việc vì lợi ích chung tốt nhất.
Hệ thống quản trị nội bộ trong CTCP cần đảm bảo một số nguyên lý để có thể vận hành tốt. Những nguyên lý cơ bản bao gồm có trung thực, tin tưởng, liêm khiết, mở, hướng đến hiệu quả vận hành chung, trách nhiệm rõ ràng, tôn trọng lẫn nhau và cùng cam kết vào tổ chức.
- Tham gia vào hệ thống này có tất cả nhưng bên liên quan về lợi ích với doanh nghiệp;
- Các Giám đốc điều hành và cổ đông lớn là những người có vai trò vai trò quan trọng nhất trong hệ thống này;
- Vấn đề cơ bản của hệ thống là xung đột lợi ích;
- Để quản trị tốt cần có vai trò của những chuyên gia và bên thứ ba độc lập.
Những nguyên lý trên thể hiện qua:
- Quyền và quy tắc ứng xử công bằng giữa các cổ đông; - Quyền lợi của các bên liên quan mật thiết;
- Vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc;
- Hệ thống quy chuẩn đạo đức ứng xử và tinh thần liêm khiết trong công việc;
- Thông tin công bố rộng rãi và minh bạch.
- Để đảm bảo những tiêu chuẩn trên, hoạt động của hệ thống quản trị nội bộ sẽ có những nội dung cơ bản:
- Giám sát quá trình chuẩn bị các báo cáo tài chính;
- Đánh giá điều chỉnh công bằng lợi ích của CEO và các nhân sự điều hành cao cấp;
- Các quy định về việc chỉ định cá nhân vào vị trí trong ban giám đốc; - Các nguồn lực mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể sử dụng để
thực hiện nhiệm vụ của mình; - Giám sát và quản trị rủi ro; - Chính sách cổ tức.
Việt Nam có khu vực sở hữu nhà nước lớn, chúng ta không nên đẩy nhanh cổ phần hóa thật nhanh, tránh lặp lại các sai lầm của các quốc gia đi trước (Liên Xô cũ) - nơi việc tư nhân hóa quá sớm đã dẫn tới các tài sản thuộc sở hữu nhà nước bị bán với giá rẻ và làm nổi lên tầng lớp các nhà tư bản giàu nhanh chóng. Việt Nam cần phải hình thành tích cực cơ chế thị trường đúng đắn, đội ngũ kiểm toán viên tốt, hình thành tầng lớp doanh nhân bản địa, các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, tăng số lượng các nhóm cá nhân có khả năng đảm nhiệm vai trò thành viên HĐQT không tham gia điều hành… tất cả đều là chuẩn bị cần thiết để có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và một nền kinh tế mạnh khỏe, có sức đề kháng cao.