Dựa trên tiêu chí thời điểm phát sinh tranh chấp có thể chia Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành các tranh chấp phát

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 32)

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành các tranh chấp phát sinh trong giai đoạn thành lập công ty; trong giai đoạn công ty hoạt động; trong giai đoạn tổ chức lại công ty, trong giai đoạn chuyển đổi hình thức công ty và trong giai đoạn giải thể hoặc phá sản công ty.

* Tranh chấp phát sinh trong giai đoạn thành lập công ty chủ yếu là tranh chấp về tư cách cổ đông, về phần vốn góp và tiến độ góp vốn của các cổ đông…

* Tranh chấp phát sinh trong giai đoạn công ty hoạt động bao gồm tranh chấp liên quan quan đến phân chia lợi nhuận và chịu lỗ, tranh chấp về

* Tranh chấp phát sinh trong quá trình tổ chức lại và chuyển đổi công ty chủ yếu là các tranh chấp về giá trị phần vốn góp, về yêu cầu công ty thanh lý tài sản, thanh lý hợp đồng lao động…

* Tranh chấp phát sinh trong giai đoạn giải thể, phá sản công ty bao gồm các tranh chấp về quyền sở hữu một phần tài sản, chia lợi nhuận và gánh chịu thua lỗ tương ứng với số cổ phần sở hữu, thanh lý hợp đồng công ty ký kết trước khi giải thể hoặc phá sản…

Theo những tiêu chí khác nhau, Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP được chia thành rất nhiều loại, tuy nhiên, có thể thấy các tranh chấp này có thể được khái quát thông qua chủ thể của tranh chấp, đó chính là: (1) Tranh chấp pháp lý giữa các Cổ đông với nhau, (2) Tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Lãnh đạo công ty và (3) Tranh chấp pháp lý giữa những Người lãnh đạo công ty.

Việc phân loại Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP theo tiêu chí chủ thể tranh chấp có thể dẫn đến vướng mắc do cổ đông có thể đồng thời là người quản lý, nắm giữ các vị trí lãnh đạo trong CTCP. Do đó, có thể xác định:

(1) Nếu tranh chấp pháp lý giữa các chủ thể không liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty và các chủ thể đều là cổ đông thì coi là

Tranh chấp pháp lý giữa Các Cổ đông với nhau;

(2) Nếu tranh chấp pháp lý nảy sinh liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty giữa một bên là cổ đông (không nắm quyền quản lý) và một bên nắm quyền quản lý có thể là cổ đông hoặc không phải là cổ đông của công ty thì coi là: Tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Lãnh đạo công ty;

(3) Nếu tranh chấp pháp lý nảy sinh liên quan đến hoạt động quản lý, điều hành công ty giữa các bên đều nắm quyền quản lý công ty (có thể là cổ

đông hoặc không phải cổ đông của công ty) thì coi là: Tranh chấp pháp lý giữa những Ngƣời quản lý công ty.

Như vậy, việc phân loại dựa theo chủ thể tranh chấp cần kết hợp với tính chất và nguyên nhân tranh chấp để có thể phân loại một cách rõ ràng và hợp lý.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)