TRANH CHẤP PHÁP LÝ GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 27)

CÔNG TY CỔ PHẦN

CÔNG TY CỔ PHẦN

Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP tại Việt Nam nói rộng ra chính là Tranh chấp nội bộ trong CTCP. Dưới góc độ luật thực định Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản khác đều thống nhất quy định Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP là tranh chấp pháp lý giữa công ty với các cổ đông của công ty, giữa các cổ đông của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của CTCP.

So với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án Kinh tế, Bộ luật Tố tụng dân sự đã bổ sung thêm một số tranh chấp liên quan đến sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của CTCP. Nguyên nhân của sự bổ sung này là do sự thay đổi về luật nội dung về các hình thức tổ chức lại doanh nghiệp từ Luật Công ty 1990 đến Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Doanh nghiệp 2005.

Ngoài ra, Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao hướng dẫn thi hành Phần Thứ nhất "Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng Dân sự đã quy định cụ thể thế nào là tranh chấp giữa thành viên công ty và công ty cũng như tranh chấp giữa các thành viên trong công ty tại mục 3.5 phần I. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao cũng đã khắc phục được hạn chế của Bộ luật Tố tụng Dân sự về chủ thể của Tranh chấp thông qua quy định: “Người chưa phải là thành viên công ty cũng có thể là chủ thể của tranh chấp trong quan hệ chuyển nhượng vốn góp với thành

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)