TRANH CHẤP VỀ GÓP VỐN GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG CỦA CTCP DULỊCH NÖI LỚN NÖI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU (VCCT)

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 52)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

TRANH CHẤP VỀ GÓP VỐN GIỮA CÁC CỔ ĐÔNG CỦA CTCP DULỊCH NÖI LỚN NÖI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU (VCCT)

DULỊCH NÖI LỚN - NÖI NHỎ VÀ CÁP TREO VŨNG TÀU (VCCT)

Những rắc rối xung quanh cổ đông của Công ty VCCT chỉ vì không chịu đóng cổ phần

Những tranh chấp giữa các Cổ đông của Công ty Cổ phần Du lịch Núi Lớn - Núi Nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu (gọi là VCCT) đã diễn ra suốt hai năm nay. Tất cả chỉ vì nguyên nhân, cổ đông nhỏ đăng ký vốn điều lệ nhưng không chịu đóng đủ số vốn cam kết góp.

Dự án do Công ty cổ phần Du lịch Núi lớn - Núi nhỏ và Cáp treo Vũng Tàu (VCCT Co) triển khai thực hiện từ năm 2003, với tổng vốn đầu tư 1.400 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn I là 300 tỷ đồng, giai đoạn II là 600 tỷ đồng và giai đoạn III là 500 tỷ đồng. Vốn điều lệ ban đầu của công ty do bốn cổ đông: Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thế Anh (Công ty Thế Anh) góp 50 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều lệ), Công ty cổ phầnXây dựng và Phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Công ty UDEC) đăng ký góp 30 tỷ đồng (30% vốn điều lệ), Công ty cổ phần Ứng dụng kỹ thuật và sản xuất (Công ty Tecapro) đăng ký góp 10 tỷ (chiếm 10% vốn điều lệ), Công ty TNHH Du lịch sản xuất thương mại Hương Phong (Công ty Hương Phong) đăng ký góp 10 tỷ đồng (chiếm 10% vốn điều lệ). Mọi chuyện sẽ bình thường nếu như tất cả các cổ đông đều thực sự góp vốn đúng như cam kết đăng ký ban đầu.

Bất thường ở chỗ, sau nhiều năm đăng ký, chỉ có cổ đông là Công ty Thế Anh đóng đủ số vốn góp, ba cổ đông còn lại chưa đóng đủ. Sau nhiều lần ĐHĐCĐ họp, các thành viên HĐQT đã thông qua các quyết định quan trọng. Trong đó, có cuộc họp lần thứ 14 ngày 22/9/2006 về tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 146 tỷ đồng và cuộc họp lần thứ 16 (ngày 11/1/2007) về việc thống nhất tỷ lệ vốn góp của các cổ đông tại thời điểm hiện tại. Theo đó, cổ đông Công ty Thế Anh góp 116,7 tỷ đồng, Công ty UDEC góp 22,5 tỷ đồng, Công ty Tecapro góp 4 tỷ đồng, Công ty Hương Phong góp 2,86 tỷ đồng. Do các cổ đông nhỏ không góp đủ số vốn đăng ký như ban đầu, Hội đồng quản trị đã đi đến thống nhất đăng ký lại giấy phép kinh doanh, với tỷ lệ góp vốn tương ứng với số vốn thực góp của các cổ đông như trên.

Công ty Tecapro đăng ký góp vốn 10 tỷ đồng, cho đến nay chỉ góp được 3,3 tỷ đồng. Với lý do: “Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các công trình trong kế hoạch năm 2007 của công ty nếu phải góp vốn đủ vào

VCCT ”. Riêng cổ đông là Công ty Hương Phong thì không góp và cũng không hề có ý kiến gì, nên HĐQT công ty đã quyết định “chốt lại” con số vốn góp của công ty này. Ngày 3-7-2009, Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đã cấp giấy phép kinh doanh (thay đổi lần thứ bảy) cho VCCT, có vốn điều lệ là 146,1 tỷ đồng, với tỉ lệ vốn góp của các cổ đông như sau: Công ty Thế Anh 116,7 tỷ đồng (79,9% vốn điều lệ), Công ty UDEC 22,5 tỷ đồng (15,4% vốn điều lệ), Công ty Tecapro 4 tỷ đồng (2,7% vốn điều lệ), Công ty Hương Phong 2,8 tỷ đồng (02% vốn điều lệ).

Thế nhưng, ngay sau đó, ba cổ đông nhỏ đã đồng loạt đứng đơn khiếu nại gửi khắp các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa & Vũng Tàu “tố” cổ đông lớn là Công ty Thế Anh đã cố tình “ép các cổ đông nhỏ về tỉ lệ vốn góp”. Sau khi nhận đơn, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã cử các bộ phận chuyên môn kiểm tra, xác minh và kết luận những khiếu nại của ba cổ đông trên là không đúng, không có cơ sở. Việc Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh cấp giấy phép kinh doanh thay đổi lần thứ bảy cho Công ty VCCT là hoàn toàn đúng pháp luật. Thế nhưng ba công ty sau đó vẫn không “tâm phục khẩu phục” và tiếp tục gửi đơn khởi kiện ra TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu để phân xử.

Bình luận vụ việc:

- Qua vụ việc này cho thấy, điều pháp luật chưa dự liệu, việc tăng vốn

điều lệ lần hai, lần ba… (chưa có quy định cụ thể thời gian phải nộp, chế tài của các cổ đông sáng lập đăng ký mua nhưng lại không thực góp)

- Mặc dù trước đó, cuộc họp lần thứ 14 ngày 22/9/2006 về tăng vốn

điều lệ từ 100 tỷ lên 146 tỷ đồng và cuộc họp lần thứ 16 (ngày 11/1/2007) về việc thống nhất tỷ lệ vốn góp của các cổ đông tại thời

Song sau đó, các cổ đông sáng lập đã “nghĩ lại”, viện nhiều lý do không thể đóng đủ và đúng hạn. Cụ thể, Công ty Tecapro đăng ký góp vốn 10 tỷ đồng, cho đến nay chỉ góp được 3,3 tỷ đồng. Với lý do: “Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai các công trình trong kế hoạch năm 2007 của công ty nếu phải góp vốn đủ vào VCCT ”. Riêng cổ đông còn lại là Công ty Hương Phong thì không góp và cũng không hề có ý kiến gì.

- Chính vì pháp luật chưa có quy định, nên các cổ đông sáng lập

“quen” với kiểu cứ đăng ký song chỉ thực góp rất ít so với trên giấy mà cũng không bị xử phạt gì. Và khi Công ty cần vốn thực góp để triển khai các dự án lớn thì họ không có khả năng góp và tranh chấp xảy ra.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)