Bình luận về ĐHĐCĐ bất thƣờng lần ba do CTCP Dệt May Gia Định tổ chức (thành viên sáng lập CTCP Bông Bạch Tuyết, cổ đông Nhà

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 68 - 71)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

1. Bình luận về ĐHĐCĐ bất thƣờng lần ba do CTCP Dệt May Gia Định tổ chức (thành viên sáng lập CTCP Bông Bạch Tuyết, cổ đông Nhà

Định tổ chức (thành viên sáng lập CTCP Bông Bạch Tuyết, cổ đông Nhà nước chiếm 30% vốn điều lệ).

Quyền cổ đông bị xâm phạm?

- Thứ nhất, CTCP Dệt may Gia Định đã vi phạm nghiêm trọng quyền

của cổ đông phát biểu trong các Đại hội (Mục a Khoản 1 Điều 79 LDN 2005).

- Thứ hai, tính tới 11h 40 phút trưa ngày 19/2/2009 có 282 cổ đông

tham dự, chiếm tỷ lệ 51,37% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Nhiều người hiểu rằng đây là con số mang tính ước lệ bởi một mình Dệt May Gia Định đã đại diện 30% vốn. Phần vốn áp đảo này đã đưa đại hội cổ đông Bông Bạch Tuyết về cơ bản thông qua toàn bộ tám tờ trình do Dệt may Gia Định đưa ra. Đó là tờ trình phương án khôi phục, phát triển kinh doanh; tờ trình uỷ quyền chỉnh sửa điều lệ; ba tờ trình bãi nhiệm tư cách thành viên HĐQT đối với ông Lê Tiến Phước, ông Tạ Xuân Thọ; bà Phạm Thị Tâm Anh; không chấp thuận tư cách thành viên HĐQT ông Ngô Xuân Hiền; bầu bổ sung thành viên ban kiểm soát; bầu bổ sung thành viên HĐQT. Vậy còn hơn 48% tổng số cổ phần không được lấy ý kiến vì “chướng ngại vật” nói trên do Dệt May Gia Định đặt ra, thì ai bảo vệ quyền lợi cho họ?

- Chưa hết, Cổ đông Bông Bạch Tuyết cho rằng Dệt may Gia Định đã

19/3/2007 quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản theo mẫu của công ty – cụ thể phải là mẫu ủy quyền do Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết ban hành, nhưng tại đại hội ngày 19/2 vừa qua, Dệt may Gia Định với tư cách cổ đông đã tự ý ban hành mẫu giấy ủy quyền và buộc các cổ đông phải tuân theo mẫu này, theo đó tự quy định phải là bản chính có dấu đỏ của Dệt May Gia Định mới được vào dự đại hội.

- Thêm nữa, các cổ đông không được tham dự ĐHĐCĐ cho rằng, một

đại hội để giải quyết những vấn đề “bất thường” mà các cổ đông lại bị khống chế thời gian phát biểu, tranh luận, chất vấn… (chương trình chỉ dành 30 phút để thảo luận) “là việc làm phi đạo đức, phi dân chủ”.

Tóm tắt 2: Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết “hồi sinh” cách nào?

- Lãnh đạo UBND Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã chỉ đạo Tổng Công ty Dệt May Gia Định (đơn vị nắm 30% vốn nhà nước) tiến hành phục hồi ngay hoạt động sản xuất của Công ty Bông Bạch Tuyết để bảo đảm đời sống, việc làm cho người lao động; giao Thanh tra TP.HCM và CA TPHCM yêu cầu nguyên Tổng Giám đốc Tạ Xuân Thọ phải bàn giao con dấu và các tài liệu cần thiết cho ban điều hành mới của Công ty Bông Bạch Tuyết; đề nghị Uỷ ban Kiểm tra Thành ủy và Sở Nội vụ chủ trì cùng các đơn vị chức năng xem xét việc đình chỉ sinh hoạt Đảng và tư cách của ông Thọ để phục vụ cho công tác thanh tra; giao Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP chủ trì cùng Thanh tra TP, VKSND TP, TAND TP, CATP và Sở Tư pháp xem xét các hồ sơ hoạt động của Công ty Bông Bạch Tuyết thời kỳ ông Tạ Xuân Thọ làm Tổng Giám đốc đã để thua lỗ và báo cáo không trung thực khi công bố lên sàn giao dịch chứng khoán, và đề xuất biện pháp xử lý.

Đề nghị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy cùng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng TP làm việc với TAND TP, VKSND TP về việc thụ lý hồ sơ đề nghị khởi tố của CATP với ông Đào Đức Diễn (nguyên là Giám đốc nhân sự) về hành vi chiếm đoạt 750 triệu đồng của Công ty), và việc thụ lý vụ kiện của ông Tạ Xuân Thọ trước khi diễn ra đại hội cổ đông gần 1 tháng; giao Thanh tra TP thanh tra toàn diện và sớm có kết luận về những sai phạm tại Cty BBT. Do ông Tạ Xuân Thọ mang con dấu của Công ty BBT về nhà riêng để đóng lên các văn bản cá nhân gửi khắp nơi, nên lãnh đạo UBND TPHCM đã chỉ đạo CATP cấp con dấu mới cho Công ty Bông Bạch Tuyết và xử lý việc ông Thọ chiếm giữ trái phép con dấu của Công ty, đồng thời làm rõ các sai phạm của ông Thọ và các cá nhân khác. Bác đơn yêu cầu hủy kết quả đại hội Bông Bạch Tuyết.

- 27/5/2009, trong phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân TPHCM đã bác đơn của cổ đông Tạ Xuân Thọ và Phạm Thị Tâm Anh yêu cầu hủy bỏ kết quả đại hội cổ đông bất thường lần 3 của Công ty Bông Bạch Tuyết. Tòa án xử, đại hội cổ đông bất thường lần 3 của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết do cổ đông lớn là Dệt may Gia Định triệu tập là đúng trình tự thủ tục và tuân theo quy định của pháp luật. Vì vậy, nghị quyết của đại hội cổ đông là có hiệu lực.

- 5/08/2009, Buộc phải bàn giao con dấu, Phòng CSĐT Tội phạm quản lý kinh tế và chức vụ (PC15) Công an TP.HCM, đã bàn giao con dấu của CTCP Bông Bạch Tuyết cho Tổng giám đốc Ngô Văn Hưng vào ngày 4-8, tại trụ sở công ty. Vì trước đó, nguyên tổng giám đốc CTCP Bông Bạch Tuyết, đã đến PC15 giao nộp con dấu và cam kết sẽ bàn giao các giấy tờ pháp lý cho ông Hưng tại trụ sở công ty khi được yêu cầu.

Tuyết sẽ chính thức sản xuất trở lại trong khoảng thời gian từ ngày 10 đến 15/9/2009. Hiện, CTCP Bông Bạch Tuyết (mới) đã có con dấu mới, đồng thời thay đổi giấy phép kinh doanh. Những vấn đề lộn xộn tại doanh nghiệp này dần dần khép lại, để mở ra thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh mới.

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)