1.2.2.1 Dựa trên tiêu chí chủ thể tranh chấp có thể phân Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành hai loại: tranh chấp pháp lý giữa pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP thành hai loại: tranh chấp pháp lý giữa Các cổ đông với nhau và tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Người quản lý công ty.
* Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông với nhau: Như đã nêu ở trên, các Cổ đông là những người sở hữu công ty, họ góp vốn vì mục tiêu lợi nhuận. Đây là cơ sở phát sinh tranh chấp giữa các cổ đông. Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông có thể là tranh chấp về giá trị phần vốn góp vào công ty, về quyền sở hữu tài sản tương ứng với phần vốn góp vào công ty. Ngoài ra, các cổ đông cũng có thể tranh chấp vì các quyết định không công bằng của ĐHĐCĐ hay HĐQT như: ưu đãi cho cổ đông là thành viên HĐQT, ưu đãi cho người lao động.
* Tranh chấp pháp lý giữa Cổ đông với Người quản trị trong CTCP:
Cổ đông là người góp vốn vào công ty và trở thành đồng chủ sở hữu công ty, pháp luật nói chung và pháp luật doanh nghiệp đều ghi nhận các quyền và cơ chế bảo vệ quyền của cổ đông. Người quản lý công ty cũng có thể là cổ đông của công ty, tuy nhiên những người này có thể vì lý do về số vốn góp lớn hoặc khả năng quản trị được trao quyền điều hành và quản lý công ty. Người quản lý công ty thực chất là đại diện cho các cổ đông để duy trì hoạt động hiệu quả của công ty, họ được cổ đông trực tiếp bầu chọn hoặc được cơ quan bầu ra. Mâu thuẫn giữa Người quản lý công ty với Cổ đông thường do một hoặc cả hai bên vì tư lợi cá nhân gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hoặc lợi ích của bên kia. Ngoài ra, Người quản lý công ty thường đại diện cho quyền lợi của công ty, khi quyền lợi này bị Cổ đông gây tổn hại thì tranh chấp cũng sẽ xảy ra.