Các quy định về Quản lý trong Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 60)

- Các phán quyết của Trọng tài được công nhận và cho thi hàn hở nước ngoài Công ước New York 1958 về công nhận và cho thi hành các quyết

2.2.3. Các quy định về Quản lý trong Công ty cổ phần

Thời gian vừa qua, Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong CTCP liên quan đến quyền quản lý công ty xảy ra ngày càng phổ biến. Một trong những nguyên nhân của hiện tượng này là những quy định liên quan của pháp luật vẫn còn nhiều vướng mắc. LDN 2005 đã có nhiều quy định nhằm khắc phục những hạn chế gây ra tranh chấp này, nhưng vẫn còn một số tồn tại có thể kể đến như sau:

Một là, quyền của cổ đông phổ thông được quy định cụ thể trong LDN

2005 là: “cổ đông phổ thông có quyền tham dự và biểu quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ và mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết”

[2]. Thực tế cho thấy Điều lệ của nhiều CTCP quy định cổ đông hoặc nhóm cổ đông phải sở hữu một số lượng cổ phần tối thiểu nhất định mới được tham dự họp ĐHĐCĐ. Quy định này được các cơ quan đăng ký kinh doanh chấp nhận, như vậy có hợp pháp không khi vi phạm quyền cơ bản của cổ đông?

Hai là, Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ quy định tại Điều 97 LDN

2005: “nếu HĐQT không triệu tập thì Ban kiểm soát, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu trên 10% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục ít

nhất sáu tháng sẽ triệu tập họp ĐHĐCĐ” [2]. Trên thực tế phát sinh một số

vướng mắc khiến ĐHĐCĐ không thể triệu tập được. Trước hết việc HĐQT không triệu tập cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên trong thời hạn quy định có bị coi là vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hay không? LDN 2005 chỉ quy định

trong khi chưa ràng buộc trách nhiệm đối với thành viên HĐQT. Trên thực tế nếu HĐQT bất hợp tác, không triệu tập họp ĐHĐCĐ thì Ban kiểm soát mà đặc biệt là cổ đông hoặc nhóm cổ đông (theo luật định) khó có thể thực hiện quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ bởi vì HĐQT là cơ quan quản lý con dấu và sổ đăng ký cổ đông của công ty.

Ba là, Điều 102 LDN 2005 quy định Cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành

khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định. Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất. Cuộc họp của ĐHĐCĐ triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định. Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày dự định triệu tập họp lần thứ hai. Trong trường hợp này, cuộc họp của ĐHĐCĐ được tiến hành không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền biểu quyết của các cổ đông dự họp. Nên chăng, quy định ĐHĐCĐ buộc phải có ít nhất 51% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết thông qua, cho dù được tổ chức Đại hội bao nhiêu lần. Như thế, sẽ đảm bảo được phần lớn quyền lợi của các cổ đông. Bởi lẽ, nếu quy định như trên, những cổ đông lớn nắm giữa cổ phần lớn trong công ty, lợi dụng Điều 102 này cố tình tìm mọi cách trì hoãn cuộc họp ĐHĐCĐ đến lần ba để “tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ không phụ thuộc vào số cổ đông dự họp và tỷ lệ số cổ phần có quyền

biểu quyết của các cổ đông dự họp”.

Bốn là, Điều 104 LDN 2005 quy định: Quyết định của ĐHĐCĐ được

định hướng phát triển công ty, bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát… phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định. Trường hợp thông qua quyết định dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì quyết định của ĐHĐCĐ được thông qua nếu được số cổ đông đại diện ít nhất 75% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận, tỷ lệ cụ thể do Điều lệ Công ty quy định. Có một thực tế là, rất nhiều vấn đề các cổ đông muốn phát biểu, biểu quyết song bị công ty giới hạn như không cho phát biểu, việc lấy ý kiến bằng văn bản nhưng không ghi nhận ý kiến cổ đông thì giải quyết như thế nào?

Năm là, quy định về việc có thể thông qua quyết định của ĐHĐCĐ tại

Điều 105 LDN 2005 là hợp lý trong trường hợp không thể triệu tập họp ĐHĐCĐ, kịp thời đáp ứng yêu cầu kinh doanh của công ty hoặc do tốn kém chi phí không cần thiết. Cụ thể Khoản 1 Điều 105 LDN 2005“HĐQT có quyền lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định của ĐHĐCĐ

bất cứ lúc nào nếu xét thấy cần thiết vì lợi ích của Công ty”. Tuy nhiên, phải

hiểu thế nào là “vì lợi ích của Công ty”. LDN 2005 không quy định cụ thể về điều kiện hay hạn chế đối với những trường hợp thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng văn bản mà để HĐQT tùy ý quyết định. Điều này dẫn đến việc HĐQT có thể lạm dụng quyền của mình đối với việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ bằng văn bản.

Sáu là, Điều 107 LDN 2005 quy định:

- Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được biên bản họp

Đại hội đồng cổ đông hoặc biên bản kết quả kiểm phiếu lấy ý kiến Đại hội đồng cổ đông, cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát có quyền yêu cầu Tòa án hoặc Trọng

tài xem xét, hủy bỏ quyết định của Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây:

- Trình tự và thủ tục triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông không thực

hiện đúng theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty;

- Trình tự, thủ tục ra quyết định và nội dung quyết định vi phạm pháp

luật hoặc Điều lệ công ty [14].

Đây là quy định quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của cổ đông, đồng thời tạo ra cơ chế giám sát quyền lực giữa thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát với hoạt động của ĐHĐCĐ. Tuy nhiên, nếu so sánh quy định này với quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì có thể thấy sự không thống nhất giữa hai văn bản. Khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định: "Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và

được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định" [4],

mặt khác đối chiếu quy định tại khoản 3 Điều 2 Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 thì quyết định của ĐHĐCĐ không phải là hoạt động thương mại. Như vậy nếu cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát muốn yêu cầu hủy quyết định của ĐHĐCĐ thì không thể sử dụng phương thức trọng tài. Quy định không ăn khớp giữa LDN 2005 và Pháp lệnh Trọng tài thương mại có thể gây phiền phức trong việc thực hiện quyền của cổ đông, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát đối với quyết định của ĐHĐCĐ. Điều này đã được khắc phục tại Luật Trọng tài thương mại 2010 (sẽ có hiệu lực ngày 1/1/2011), Điều 3: “Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và

được tiến hành theo quy định của Luật này”. Khoảng 2 Điều 2 Luật Trọng tài

Trọng tài: “Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại”.

Bảy là: các quy định về HĐQT trong CTCP có nhiều vấn đề đáng chú

ý cần khắc phục nhằm tránh để xảy ra tranh chấp sẽ rất khó có cơ sở pháp lý để giải quyết:

- Điều 110 LDN 2005 quy định: “thành viên HĐQT là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành nghề

kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc theo quy định của Điều lệ công ty”[14].

Vấn đề đặt ra là liệu cổ đông là tổ chức có ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì có được cử một đại diện theo ủy quyền tham gia HĐQT hay không? Trên thực tế hiện tượng này khá phổ biến, vậy việc bầu thành viên HĐQT trong trường hợp này có bị coi là trái luật hay không?

- Điểm b khoản 4 Điều 112 LDN 2005 quy định: “Chủ tịch HĐQT phải triệu tập họp HĐQT khi có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít

nhất năm người quản lý khác” [14]. Trong khi đó khoản 13 Điều 4 LDN 2005

quy định: “Người quản lý trong CTCP bao gồm: thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác theo Điều lệ công ty” [14]. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định các chức danh quản lý khác thì Trưởng các phòng ban, Kế toán trưởng, Giám đốc bộ phận có thể được đề nghị triệu tập họp HĐQT hay không? Giải quyết được vấn đề này sẽ làm rõ hơn quyền giám sát của cổ đông đối với hoạt động quản lý của những người quản lý trong công ty, qua đó hạn chế những xung đột và tranh chấp có thể xảy ra. Bên cạnh đó, việc làm rõ khái niệm: "Người quản lý khác" cũng cần thiết khi thực hiện quy định tại Điều 118 LDN 2005 về việc kê khai các lợi

- Khoản 9 Điều 112 LDN 2005 quy định: “thành viên HĐQT có thể ủy quyền cho người khác dự cuộc họp của HĐQT với điều kiện người này được đa số thành viên HĐQT chấp thuận” [14]. Đây là quy định chưa cụ thể, rõ ràng về người được ủy quyền tham dự cuộc họp HĐQT, có thể ảnh hưởng đến hoạt động, lợi ích của công ty cũng như quyền lợi của cổ đông. Bởi vì, nếu HĐQT chấp thuận người được ủy quyền không phải là cổ đông của công ty, không có bằng cấp, kinh nghiệm, không quan tâm đến hoạt động của công ty thậm chí có mục đích chống đối với công ty thì các cổ đông cũng không thể có căn cứ để hủy bỏ kết quả cuộc họp HĐQT đó.

- Khoản 1 Điều 115 LDN 2005 quy định: “thành viên HĐQT bị miễn nhiệm, bãi nhiệm khi không tham gia các hoạt động của HĐQT trong sáu

tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng” [14]. Căn cứ để bãi miễn thành

viên HĐQT trong trường hợp này là rất khó xác định bởi HĐQT không phải là cơ quan hoạt động thường xuyên mà hoạt động thông qua các cuộc họp định kỳ hoặc bất thường.

Ví dụ 3:

Một phần của tài liệu Tranh chấp pháp lý giữa các cổ đông trong công ty cổ phần tại Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)