1. CÁC NHÓM CHÍNH SÁCH KINH TẾ
1.1. Cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh
- Tiếp tục cải cách hành chính theo chiều sâu để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. - Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô một cách đồng bộ, nhất quán, kịp thời, linh hoạt, với mục tiêu hợp lý và công cụ chính sách phù hợp trong từng thời kỳ dựa trên thông tin phân tích và dự báo chính xác, có căn cứ khoa học. Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành trong việc đề xuất, giải trình và thực thi chính sách.
- Giải quyết vấn đề nhập siêu một cách cơ bản để đến năm 2020 đạt được cân bằng cán cân thương mại một cách bền vững trên cơ sở xử lý đồng bộ quan hệ tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư cùng áp dụng một chính sách tỷ giá cạnh tranh, linh hoạt, kết hợp với việc nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ; nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và mặt hàng. Triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt chú trọng tái cơ cấu khu vực tài chính, ngân hàng, giảm thiểu rủi ro bất ổn tài chính; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng; thúc đẩy, thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp hỗ trợ; giảm các rào cản sau biên giới và đẩy nhanh việc thuận lợi hóa thương mại và đầu tư.
- Chú trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cả ở 3 cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và mặt hàng. Nghiên cứu, triển khai chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành có tiềm năng và chương trình chuyển đổi các ngành không có khả năng cạnh tranh. Thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong tất cả các ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp nhân lực, công nghệ, tiếp cận công nghệ nguồn tốt hơn, hợp tác dài hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ vào quá trình sản xuất. Triển khai các nhóm chính sách hỗ trợ việc nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó đặc biệt chú trọng: (i) tái cơ cấu khu vực tài chính, ngân hàng; (ii) phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực; (iii) thúc đẩy, thu hút đầu tư vào các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, tín dụng, khoa học, công nghệ, chế biến nông sản phù hợp với các cam kết HNKTQT; (iv) nỗ lực giảm thiểu các rào cản sau biên giới kết hợp với đẩy mạnh hoạt động tạo thuận lợi hóa thương mại và thuận lợi hóa đầu tư để tăng khả năng kết nối trong và ngoài nước.
1.2. Tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng
Sớm thông qua và triển khai đề án Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhằm phát huy tối đa nội lực, tận dụng các cơ hội phát triển mới mà HNKTQT mang lại.
1.3. Nhóm chính sách ngành
- Tận dụng các ưu đãi hiện hành và các hạn chế được bảo lưu trong cam kết HNKTQT đối với các ngành; có chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và định hướng đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam cần.
- Khuyến khích tận dụng các cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, nâng cao hàm lượng GTGT và chất lượng hàng hóa.
- Khuyến khích cắt giảm chi phí dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh như chuyên chở, kho bãi, cảng, bưu chính, viễn thông, tài chính, ngân hàng.
- Tăng cường thông tin thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị.
- Khuyến khích doanh nghiệp tận dụng tốt hơn các cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do để thâm nhập, khai thác thị trường ngoài nước; chuyển dần từ gia công sang tự xuất khẩu trực tiếp.
- Tối đa hóa liên kết với các doanh nghiệp có vốn FDI, tham gia sâu vào các liên kết trong khu vực.
1.4. Nhóm chính sách liên quan đến đầu tư
- Hoàn thiện thể chế, chính sách gắn với việc thực hiện các cam kết HN nhằm nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư.
- Đề ra các chính sách phù hợp với các cam kết HNKTQT để loại bỏ các dự án FDI không mang lại lợi ích quốc gia, nhưng phải hợp lý, khách quan, công bằng. Điều chỉnh cơ cấu FDI theo hướng tăng tỷ trọng dòng vốn vào các ngành sản xuất, đầu tư phải đi kèm với tăng năng lực sản xuất, tạo lợi thế xuất khẩu. Gắn chiến lược thu hút vốn với giám sát quá trình thực thi, hoạt động. Điều chỉnh lại cơ chế phân cấp đầu tư, trong đó có phân cấp ĐTNN.
- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích tiết kiệm nội địa, thu hút đầu tư từ mọi nguồn (gồm cả điều chỉnh lộ rình mở cửa FDI nhanh hơn) vào phát triển kết cấu hạ tầng, các ngành, lĩnh vực tháo gỡ các ách tắc, yếu kém của nền kinh tế, vùng sâu, vùng xa, các trung tâm công nghiệp lớn, các dự án tạo nhiều việc làm. Các tiêu chí thẩm định dự án phải gắn với chất lượng và tính bền vững của dự án, trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư.
- Tăng cường phối hợp, tổ chức thực hiện và giám sát đầu tư. Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, đặc biệt là tái cơ cấu đầu tư công.
- Làm tốt công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch. Các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải phù hợp với các cam kết quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Công bố rộng rãi và minh bạch các quy hoạch đã được phê duyệt và có kế hoạch cụ thể để thực hiện các quy hoạch này.
- Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nhất là ĐTNN. Xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia với cách thức vận động đầu tư đặc thù.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách đầu tư ra nước ngoài để phát huy lợi thế, mở rộng thị trường, tranh thủ đối tác.
1.5. Nhóm chính sách liên quan đến thương mại
Nhóm chính sách xuất, nhập khẩu
- Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn hàng hóa xuất khẩu nhằm tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu; xây dựng lộ trình hạn chế xuất khẩu sản phẩm thô.
- Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp được xuất khẩu một số mặt hàng, gắn với việc thúc đẩy hình thành mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu với doanh nghiệp xuất khẩu, phát triển cơ sở bảo quản chế biến.
- Từng bước hoàn chỉnh các cơ chế đảm bảo sản xuất và tiêu thụ ổn định các mặt hàng nông sản, thủy sản chính như gạo, cá tra, tôm và cà phê.
- Quản lý lại việc xuất khẩu theo phương thức buôn bán biên giới, nhất là các mặt hàng có giá trị cao, có khối lượng lớn.
- Hoàn thiện tổ chức và nâng cao năng lực dự báo cung cầu và giá cả trên thị trường thế giới, tập trung vào những mặt hàng cung cầu thường biến động và Việt Nam có khối lượng xuất khẩu lớn.
- Tăng cường hợp tác với các đối tác xuất khẩu lớn để nắm bắt thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tạo sức mạnh điều tiết thị trường.
- Xây dựng chiến lược phát triển các loại hình dịch vụ logistics, giảm chi phí logistics để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu.
- Ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu vật tư, thiết bị trong nước chưa sản xuất hoặc sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng nhập khẩu công nghệ tiên tiến, tiết kiệm năng lượng qua đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.
Nhóm chính sách phát triển thương mại trong nước
- Củng cố niềm tin tiêu dùng của hộ gia đình và cá nhân.
- Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện, hỗ trợ các thành phần kinh tế trong nước phát triển hệ thống phân phối.
- Quan tâm phát triển thị trường nông thôn, đặc biệt coi trọng phát triển các mô hình hợp tác xã thương mại ở nông thôn.
- Phát triển thương mại điện tử.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
- Tăng cường quản lý nhà nước về thương mại và hệ thống phân phối nhằm thiết lập thị trường văn minh, hiện đại trong trật tự, kỷ cương.