4. PHÁT TRIỂN VÙNG
5.3. Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán quốc tế cũng có những diễn biến phức tạp hơn, với quy mô lớn hơn trong giai đoạn 5SWTO. Tác động rõ nhất của HNKTQT trong các năm 2007-2011 so với 5TWTO là gia tăng mức độ thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân vãng lai và chu chuyển vốn trong các năm với mức độ khác nhau, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ theo GDP. Trong 5SWTO, cán cân vãng lai vẫn thâm hụt nhưng với quy mô lớn hơn, tăng từ 164 triệu USD (hay 0,3% GDP) năm 2006 lên 10,8 tỷ USD (11,9% GDP) năm 2008, sau đó giảm mạnh trong giai đoạn 2009-2010 và đảo chiều đạt thặng dư vào năm 2011 (236 triệu USD)3. Diễn biến này chủ yếu là do diễn biến thâm hụt thương mại hàng hóa và thâm hụt thu nhập từ đầu tư, và mức độ bù đắp bởi thặng dư khoản mục chuyển giao (ròng).
Đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Việt Nam với một số nước Đông Á có hiệp định thương mại tự do với ASEAN (như Trung Quốc, Hàn Quốc) đã ở mức khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 vô hình trung đã có tác động tích cực làm hạn chế tốc độ tăng thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng chỉ là tác động nhất thời.
Trong điều kiện của Việt Nam, tăng tỷ giá VNĐ/USD danh nghĩa lại làm giảm tỷ giá thực hữu hiệu, khiến hàng Việt Nam lên giá so với hàng nước ngoài, do đó hạn chế tăng trưởng xuất khẩu. Trong khi đó, tăng tỷ giá danh nghĩa lại làm tăng lượng hàng nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Trong bối cảnh cán cân đầu tư - tiết kiệm trong nước còn chênh lệch đáng kể, nhập siêu vẫn còn nghiêm trọng và gây áp lực trở lại làm tăng tỷ giá.
Đối với cán cân vốn, các dòng vốn lưu chuyển vào Việt Nam đã lớn hơn rất nhiều và đảo chiều liên tục. Giải ngân vốn FDI (ròng) tăng từ hơn 2,3 tỷ USD năm 2006 lên gần 9,3 tỷ USD năm 2008, trước khi giảm xuống còn 6,5 tỷ USD năm 2011. Đầu tư gián tiếp nước ngoài phức tạp hơn, với những biến động tăng giảm ở biên độ lớn. Ứng phó với sự dịch chuyển của các dòng vốn này, do đó, cũng khó hơn rất nhiều.
Dù vậy, cán cân vãng lai và cán cân vốn đều được cải thiện đáng kể trong các năm 2010 và 2011, một phần do những khó khăn trong nước (do suy giảm kinh tế năm 2009 và bất ổn kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2010-2011) và một phần do chính sách kinh tế vĩ mô, kể cả chính sách thương mại.
3 Thặng dư cán cân vãng lai năm 2011 chủ yếu lại do những khó khăn kinh tế trong nước và một phần do các
Cán cân thanh toán tổng thể khá bất định trong giai đoạn 2007-2011. Cán cân tổng thể chuyển từ thặng dư lên đến 10,2 tỷ USD năm 2007 sang thâm hụt khoảng 8,5 tỷ USD năm 2009, sau đó lại đảo ngược sang thặng dư khoảng 1,2 tỷ USD vào năm 2011. Rõ ràng, khả năng tài trợ cho thâm hụt thương mại và cán cân vãng lai đã kém bền vững hơn nhiều trong giai đoạn hậu gia nhập WTO. Đây chính là do tác động làm tăng thâm hụt thương mại và độ bất định của các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam – một nguồn tài trợ chính cho thâm hụt thương mại.