Giáo dục mầm non

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 43)

8. AN SINH XÃ HỘ

9.1. Giáo dục mầm non

9.1.1.Quy mô

Trong những năm qua, quy mô giáo dục mầm non (GDMN) đã vượt các mục tiêu phát triển. Số trường, lớp hàng năm đều tăng; đến năm 2011, tình trạng “xã trng” về GDMN về cơ bản đã được xóa bỏ. Trong 5SWTO, đầu tư cơ sở vật chất trường học đã có nhiều cải thiện so với giai đoạn trước; tỷ lệ phòng học bán kiên cố, phòng học tạm giảm đi đáng kể. Năm học 2010-2011 cả nước có 18,9% tổng số trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, gần gấp 3 lần so với năm học 2005-2006. Tổng số trẻ học mầm non giai đoạn 2007- 2011 tăng bình quân 4,8%/năm, cao hơn 1,8 điểm phần trăm so với giai đoạn 2000-2006. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đến mẫu giáo tăng liên tục từ 57,8% năm học 2004-2005 lên 98,0% năm học 2010-2011.

Công tác giáo dục trẻ khuyết tật có nhiều chuyển biến tích cực, 62,8% tổng số trẻ khuyết tật mầm non được học hoà nhập. Giáo dục mầm non cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) cũng đạt được nhiều thành tựu về quy mô, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất trường học, đào tạo giáo viên.

Tuy nhiên, các cơ sở GDMN tập trung chủ yếu ở những thành phố lớn, thị xã, khu công nghiệp mới và các vùng nông thôn. Ở các vùng núi, vùng sâu, vùng nông thôn nghèo, mạng lưới trường, lớp mầm non chưa đáp ứng yêu cầu gửi con của cha mẹ. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế ở các vùng này quá khó khăn; nhận thức của các cấp chính quyền và nhân dân về GDMN còn hạn chế; còn thiếu các chính sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp; thiếu chính sách khuyến khích, tuyển chọn giáo viên để phát triển giáo viên mầm non. Những nguyên nhân đó đã tạo ra khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền khác nhau trong cơ hội đến trường mầm non của trẻ em.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)