Giáo dục đại học, cao đẳng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 47)

8. AN SINH XÃ HỘ

9.3. Giáo dục đại học, cao đẳng

9.3.1.Quy mô

Trong những năm qua, quy mô giáo dục đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) ngày càng được mở rộng. Số trường ĐH, CĐ từ 191 trường năm học 2001-2002 tăng lên 277 trường năm học 2005-2006, tăng bình quân 9%/năm. Trong giai đoạn 2007-2010, số trường đại học tiếp tục tăng, từ 322 trường năm học 2006-2007 lên 414 trường năm học 2010-2011, tăng bình quân 5,7%/năm, tăng chậm hơn so với giai đoạn 5TWTO.

Trong giai đoạn 5SWTO, tổng số sinh viên ĐH, CĐ tăng 1,4 lần, tăng chậm hơn giai đoạn 2002-2006 chút ít. Giai đoạn 2006-2010, có 4,7 nghìn lưu học sinh được cử đi đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN và hiệp định, cao gần gấp đôi giai đoạn 2000-2005. Số lưu học sinh tăng liên tục hàng năm (từ 334 người năm 2006 lên 1.460 năm 2010).

Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của nước ta giai đoạn 2002-2006 từ 26,4 SV/GV tăng lên đến 31,2 SV/GV, giai đoạn 2007-2011 tuy giảm xuống mức gần 28 SV/GV, nhưng vẫn khá cao so với các nước khác trong khu vực.

Để tạo nguồn cán bộ là người DTTS, nhất là đối với các dân tộc sống ở vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK) hoặc các dân tộc đặc biệt ít người, Chính phủ chủ trương giao một số chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ không qua thi tuyển cho con em các dân tộc này. Hàng năm chỉ tiêu cử tuyển và chỉ tiêu hệ dự bị đại học đều tăng lên. Nhà nước cũng đã tạo điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục như tăng thời gian học dự bị đại học cho học sinh cử tuyển.

Mặc dù quy mô giáo dục ĐH, CĐ tăng nhanh, đạt chỉ tiêu về phát triển, song quy mô ấy mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân. Việc quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ còn chưa chủ động, thiếu tầm nhìn chiến lược, đặc biệt vẫn còn tình trạng bất hợp lý về phân bố các trường ĐH, CĐ theo vùng miền, theo dân số, theo cơ cấu ngành nghề đào tạo.

Bình đẳng giới trong giáo dục, đào tạo được coi là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong Kế hoạch hành động quốc gia về giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015. Hai tồn tại lớn trong lĩnh vực này là chênh lệch về tiếp cận cơ hội học tập của trẻ em gái và phụ nữ khu vực nông thôn và DTTS và trình độ học vấn của phụ nữ so với nam giới ở bậc học cao. Ngay số giảng viên là nữ có học vị (tiến sĩ, thạc sĩ), được phong chức danh khoa học (giáo sư, phó giáo sưu) cũng chiếm tỷ lệ không cao. Đến 20/11/2009, chỉ có 7/65 nữ nhà giáo là giáo sư (chiếm 10,8%) và có 133/641 nữ nhà giáo là phó giáo sư (chiếm 20,7%).

9.3.2.Cht lượng

Trong những năm gần đây, công tác quản lý chất lượng đã đặc biệt được chú trọng. Đã hình thành tổ chức chuyên trách về đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Ngoài Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cấp Trung ương được thành lập vào tháng 8/2004; Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập tại 60/63 Sở Giáo dục và Đào tạo. Tính đến tháng 12/2010 đã đã có 10,5 nghìn trường phổ thông hoàn thành báo cáo tự đánh giá, chiếm 37% tổng số trường phổ thông trong cả nước; 52 trường phổ thông được các Sở GDĐT công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Cả nước có 287 trường đại học, cao đẳng có đơn vị chuyên trách về đảm bảo chất lượng giáo dục, đạt 70% so với tổng số trường đại học, cao đẳng. Đến nay cả nước đã có 175 trường hoàn thành

báo cáo tự đánh giá, đạt 43% so với tổng số trường ĐH, CĐ trong cả nước (vượt 13% so với chỉ tiêu đề ra).

Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ đã được nâng cao, chất lượng đào tạo một số ngành nghề về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu của thực tế sản xuất và đời sống hiện nay, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động; đại bộ phận đã kiếm được việc làm (năm 2005, lao động có trình độ cao đẳng, đại học có việc làm là 95,8%). Đặc biệt, sự tiến bộ về nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội của sinh viên cùng với đội ngũ giảng viên đã có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần vào việc đảm bảo ổn định chính trị của đất nước.

Đội ngũ giảng viên ĐH, CĐ có trình độ ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ giảng viên ĐH, CĐ có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ từ 44,7% (năm học 2005-2006) đã tăng lên 47,8% vào năm 2010-2011.

Tồn tại:

- Chất lượng đào tạo đại trà của giáo dục đại học còn thấp, công tác kiểm định chất lượng chỉ mới triển khai, tình trạng người học thiếu cố gắng, thiếu trung thực trong học tập khá phổ biến trong một số hình thức đào tạo như: đào tạo từ xa, đào tạo tại chức. Chất lượng giảng dạy, học tập các môn chính trị và đặc biệt là ngoại ngữ còn thấp, hiệu quả chưa cao. Nhìn chung, sinh viên còn yếu về khả năng tự học, tự nghiên cứu. Ngay cả số đã tốt nghiệp cũng còn yếu về kỹ năng thực hành, khả năng giao tiếp, hợp tác trong công việc. Trình độ ngoại ngữ, hiểu biết về công nghệ hiện đại của đa số sinh viên còn có khoảng cách khá xa so với yêu cầu hội nhập. Tỷ lệ giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học còn ít và chất lượng nghiên cứu khoa học thấp nên mức độ đóng góp trực tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội còn mờ nhạt. Các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực công nghệ mới ở đại học và sau đại học nhìn chung còn kém các nước trong khu vực về cả nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Về cơ bản giáo dục đại học chưa ngang tầm khu vực và còn khoảng cách xa so với quốc tế.

- Chất lượng đào tạo đại học có sự khác biệt rõ rệt giữa giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên, vừa học vừa làm, giữa các trường công lập trọng điểm với một số trường công lập địa phương và các trường dân lập, tư thục.

• Đánh giá đối chiếu với mục tiêu nêu ra trong CLGD 2001–2010

- Đạt các mục tiêu về phát triển quy mô, số trường ĐH, CĐ tăng nhanh làm giảm bớt áp lực về nhu cầu học tập của thanh niên. Tuy nhiên, việc xây dựng các trường cao đẳng cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Việc chuyển hướng đào tạo theo khả năng sang đào tạo theo nhu cầu còn chậm. Phát triển các trường ĐH, CĐ chưa đi đôi với các điều kiện đảm bảo chất lượng.

- Chất lượng giáo dục đại học không sa sút, ở một số ngành khoa học cơ bản và khoa học công nghệ, chất lượng đào tạo tốt hơn trước. Việc kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học và các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng đã được quan tâm thực hiện.

- Tuy nhiên, chất lượng đào tạo đại trà vẫn thấp, chưa đáp ứng được đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)