Liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 28)

4. PHÁT TRIỂN VÙNG

4.3. Liên kết nội vùng và liên kết giữa các vùng

Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vẫn chưa có những biện pháp hữu hiệu nào từ Trung ương cho việc liên kết vùng (nội vùng và liên vùng). Trước tình hình đó, một số vùng (hoặc tiểu vùng) đã hình thành những sáng kiến cho việc liên kết các địa phương trong vùng để phát triển kinh tế, ví dụ các hoạt động liên kết vùng ở ĐBSCL, liên kết phát triển du lịch của 7 tỉnh duyên hải miền Trung.

Tuy vậy, các sáng kiến, các hoạt động trên vẫn chưa thực sự tạo ra những động lực và “chất kết dính” giữa các địa phương trong quá trình phát triển KTXH, tiến trình liên kết – hợp tác nội vùng và liên vùng về cơ bản vẫn chưa có những thay đổi có tính đột phá. Bằng chứng rõ rệt nhất là lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng.

Hiện nay, theo sự phân cấp, tất cả những loại “tài sản” trên đều được đầu tư từ ngân sách Trung ương, vì thế việc hình thành “sức ép” từ Trung ương buộc các địa phương trong vùng phải ngồi lại cùng nhau để thỏa thuận việc hình thành và phân bố “tài sản chung” là điều hoàn toàn không phức tạp. Làm được điều này thì chắc chắn hiện tượng lãng phí trong việc xây dựng những sân bay, cảng biển, KKT san sát nhau như thời gian qua không thể xuất hiện.

Tuy vậy, một trong những điều kiện tiên quyết cho việc liên kết phát triển vùng là phải có một tổ chức chịu trách nhiệm cho việc này. Rất tiếc rằng cho đến nay vấn đề này lại chưa được quan tâm đúng mức. Vùng, quy hoạch vùng, chính sách phát triển vùng đã được đề cập tại nhiều văn bản, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một cơ quan nào được giao trách nhiệm quản lý phát triển vùng ở Việt Nam. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở quá trình hình thành và thực thi chính sách phát triển vùng cũng như điều phối giữa quy hoạch ngành và quy hoạch vùng, lãnh thổ ở Việt Nam trong thời gian qua.

5.ỔN ĐỊNH KINH TẾ VĨ MÔ

5.1.Lạm phát

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)