Tài nguyên khoáng sản

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 67)

11. MÔI TRƯỜNG

11.1.4. Tài nguyên khoáng sản

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, với khoảng 60 loại; hiện nay đã khai thác, sản xuất, chế biến và xuất khẩu khá nhiều, trong đó than và dầu thô là khoáng sản quan trọng nhất, với sản lượng lớn được xuất khẩu. Hầu hết các loại khoáng sản khác được chế biến và tiêu thụ trong nước. 5SWTO, GTGT ngành khai khoáng giảm bình quân 0,4%/năm, chủ yếu do Chính phủ áp dụng chính sách giảm xuất khẩu tài nguyên. Trước năm 2009, toàn bộ sản lượng dầu thô khai thác dùng để xuất khẩu. Khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, xuất khẩu dầu thô giảm dần xuống còn 46% sản lượng vào năm 2011.

Nhu cầu năng lượng của nước ta đang tăng mạnh, đặc biệt sau khi gia nhập WTO. Đây cũng là nguồn gây phát thải khí nhà kính chủ yếu.

Sau khi HN, công nghệ khai thác khoáng sản vẫn không có sự thay đổi đáng kể; thiết bị và các kỹ thuật khai thác lạc hậu, cũ kỹ; thất thoát khoáng sản lớn do công nghệ khai thác lạc hậu, lỗi thời. Thiếu chú trọng đầu tư phát triển mới, quy mô đầu tư nhỏ nên suất đầu tư lớn. Các cơ sở hạ tầng cần thiết, nhất là giao thông, chưa phù hợp. Hơn nữa, Việt Nam có thể thu được GTGT lớn hơn từ sản xuất khoáng sản nếu hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản dạng thô. Nhưng để có GTGT lớn hơn thông qua tuyển quặng và chế biến sâu không phải là việc làm dễ, đòi hỏi phải có đầu tư lớn, công nghệ cao và năng lực vận hành tốt.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)