Giáo dục nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 49)

8. AN SINH XÃ HỘ

9.4. Giáo dục nghề nghiệp

9.4.1.Quy mô

Trong giai đoạn 2002-2006, số trường TCCN tăng đều qua các năm, từ 245 trường năm học 2002-2003, lên 269 trường năm học 2006-2007, tăng bình quân 9,8%/năm. Giai đoạn 2007-2010, số trường TCCN vẫn tiếp tục tăng, từ 276 trường năm học 2007-2008 lên 290 trường năm học 2010-2011, tăng bình quân 5,4%/năm, chậm hơn giai đoạn 2002-2007. Đã hình thành hệ thống dạy nghề theo 3 cấp trình độ: Sơ cấp nghề (SCN), Trung cấp nghề (TCN), Cao đẳng nghề (CĐN) thay thế hệ thống dạy nghề ngắn hạn và dài hạn trước đây; từng bước đáp ứng được nhu cầu đa dạng về trình độ nhân lực kỹ thuật trực tiếp của thị trường lao động, trong đó có nhân lực trình độ kỹ năng nghề cao.

Mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp trên toàn quốc: số trường dạy nghề tăng 2,4 lần (từ 129 trường dạy nghề lên 306 trường); trung tâm dạy nghề (TTDN) tăng 4,6 lần. Các cơ sở dạy nghề tư thục phát triển. Trên 1000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ và các cơ sở giáo dục khác có dạy nghề.

Giai đoạn 5SWTO, quy mô đào tạo TCCN tăng bình quân 11,7%/năm, chậm hơn giai đoạn 2002-2006 một chút. Tính đến năm 2009, lực lượng lao động đã qua đào tạo theo các loại hình và trình độ khác nhau chiếm 14,9 % trong tổng số lao động cả nước.

Số giáo viên các trường TCCN cũng liên tục tăng qua các năm, bình quân 4,7%/năm (giai đoạn 2002-2006 tỷ lệ tăng bình quân 8,4%/năm). Không những thế, trình độ giáo viên cũng tăng, chỉ tính riêng số giáo viên có trình độ trên đại học từ 780 người năm 2002 đã tăng lên 2.133 người vào năm 2006 và 4.375 người vào năm 2010. Quy mô giáo viên TCCN có tăng nhưng chậm hơn tốc độ tăng quy mô học sinh. Tỷ lệ HS/GV hiện vẫn cao (20,3 HS/GV).

Tuy số cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng lên, thí dụ năm học 2007-2008 là 1.225 cơ sở, nhưng có một số trường dạy nghề được thành lập lại chậm đi vào hoạt động; các điều kiện đảm bảo chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; cả nước mới chỉ có 1/3 số huyện có trung tâm dạy nghề; hệ thống trường dạy nghề của các tổng công ty gặp khó khăn vì từ năm 2006 Nhà nước không hỗ trợ kinh phí sự nghiệp. Ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên mật độ phân bố trường TCCN còn mỏng, chưa đủ khả năng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Xã hội chưa thực sự coi trọng vị trí của giáo dục nghề nghiệp; nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề, trường TCCN là nơi trú chân để chờ thi vào đại học, cao đẳng.

Quy mô giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa đáp được yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, yêu cầu chuyển đổi cơ cấu lao động trong quá trình công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển đa dạng về ngành nghề, đặc biệt ở vùng nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo cho nông dân còn rất thấp. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo chưa phù hợp với cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động. Kỹ năng nghề nghiệp của học sinh còn thấp. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học các trường TCCN đạt rất thấp, chưa đạt được chỉ tiêu 10% vào vào năm 2005 trong Chiến lược.

9.4.2.Cht lượng

Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2008 đã ban hành danh mục 301

nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng, 385 nghề đào tạo ở trình độ trung cấp (Danh mục nghề đào tạo năm 1992 chỉ có 226 nghề đào tạo dài hạn).

Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã được cải thiện: Đội ngũ giáo viên dạy nghề tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, trong đó số lượng giáo viên tại các trường nghề, trung tâm dạy nghề năm 2007 là 20.195 người (gấp 2,9 lần năm 1998); nhiều chương trình dạy nghề đã được đổi mới về nội dung cho phù hợp với kỹ thuật, công nghệ sản xuất và đặc biệt chú trọng tới rèn luyện kỹ năng nghề cho người học, đến hết năm 2008 đã xây dựng được 108 bộ chương trình khung trình độ trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề theo phương pháp tiên tiến của Thế giới; hầu hết các CSDN đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề. Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực; khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%.

Đã triển khai hoạt động kiểm định chất lượng dạy nghề và đánh giá kỹ năng nghề: Năm 2008 đã thí điểm kiểm định chất lượng dạy nghề cho 15 trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề; xây dựng được 10 bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia và thí điểm đánh giá kỹ năng nghề cho lao động của 2 nghề thuộc nhóm nghề thủ công mỹ nghệ.

Bộ máy quản lý nhà nước về dạy nghề từ trung ương đến địa phương đã được tăng cường, hầu hết các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Phòng dạy nghề.

Trong những năm qua, chất lượng dạy nghề đã có bước chuyển biến rõ rệt. Chất lượng đào tạo TCCN cũng ngày càng được cải thiện. Chất lượng đào tạo của một số ngành nghề như y dược, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải,... về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống hiện nay. Học sinh nghề của nước ta tham dự các cuộc thi tay nghề Đông Nam Á đều đoạt giải và xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng đại trà của giáo dục nghề nghiệp còn thấp, đặc biệt là về kỹ năng thực hành và tác phong công nghiệp trong lao động.

Đa dạng hoá hình thức, phương thức đào tạo nghề: dạy nghề chính quy, dạy nghề thường xuyên; dạy nghề tập trung, dạy nghề lưu động, dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề. Đã thí điểm triển khai đặt hàng đào tạo nghề cho đối tượng chính sách, đối tượng bị thu hồi đất canh tác, người DTTS.

Đã ban hành các chính sách hỗ trợ dạy nghề đối với người DTTS, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn; chính sách tín dụng cho học sinh, sinh viên.

Tồn tại: Dạy nghề chủ yếu vẫn theo hướng cung.

- Chất lượng dạy nghề còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất - kinh doanh và dịch vụ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trình độ và cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cơ chế, chính sách về dạy nghề chưa thay đổi kịp với việc chuyển nền kinh tế sang kinh tế thị trường định hướng XHCN; chính sách tiền lương đối với giáo viên dạy nghề chưa thỏa đáng; chưa có chính sách tiền lương cho người tốt nghiệp theo 3 cấp trình độ đào tạo nghề; một số chính sách còn thiếu và chưa đồng bộ, đặc biệt là cơ chế, chính sách dạy nghề tại doanh nghiệp, làng nghề; một số chính sách đã được ban hành nhưng việc triển khai chậm như: chính sách tín dụng, chính sách giao, cho thuê đất, chính sách ưu đãi về thuế thu nhập đối với CSDN.

• Đánh giá đối chiếu với mục tiêu nêu ra trong CLGG 2001–2010

- Trong 10 năm qua, nhất là giai đoạn 2007-2011, dạy nghề đã được phục hồi sau một thời gian dài suy giảm và có bước phát triển mới, về cơ bản đáp ứng được nhu cầu về số lượng cho thị trường lao động, chất lượng dạy nghề có chuyển biến tích cực, góp phần bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực cho việc hội nhập kinh tế quốc tế mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO.

- Vẫn chưa đạt được một số chỉ tiêu trong CLGD 2001-2010:

+ Quy mô dạy nghề dài hạn và THCN còn nhỏ so với yêu cầu của thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo mất cân đối.

+ Chất lượng đại trà của giáo dục nghề nghiệp còn thấp, mặc dù có được cải thiện so với trước đây (thể hiện ở một số ngành nghề như y dược, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, giao thông vận tải).

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)