11. MÔI TRƯỜNG
11.2.2. nhiễm không khí
5SWTO, chất lượng môi trường không khí ở nước ta đang bị suy giảm nhanh hơn, đặc biệt tại các thành phố lớn. Môi trường không khí ở các đô thị đều đã bị ô nhiễm bụi, có nơi bị ô nhiễm nặng, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tại các khu vực có mật độ giao thông cao, các khu vực tập trung hoạt động sản xuất công nghiệp, nồng độ bụi tổng số (TSP) và bụi mịn đều đã vượt quy chuẩn cho phép, đặc biệt ở một số khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng có nồng độ bụi lơ lửng cao hơn mức cho phép nhiều lần. Nồng độ TSP tại các khu công nghiệp giai đoạn 2005-2009 đều vượt quy chuẩn cho phép ở tất cả các khu công nghiệp và có xu hướng tăng mạnh. Hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí xung quanh các khu công nghiệp cũng đều vượt tiêu chuẩn quy định cho phép nhiều lần.
Ở các đô thị ít chịu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, giao thông, các khu dân cư, nồng độ bụi cũng đã xấp xỉ và vượt mức cho phép. Nồng độ NO2 trong không khí trên cả nước giai đoạn 2005-2009 đều vượt chỉ tiêu cho phép và có xu hướng tăng so với trước. Nhìn chung, môi trường không khí ở các đô thị phía Nam đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi NO2, CO; trong khi ở các đô thị miền Bắc, nồng độ các khí này vẫn nằm ở ngưỡng xấp xỉ hoặc thấp hơn quy chuẩn cho phép.
Ở khu vực nông thôn, nhìn chung môi trường không khí còn khá tốt, song cục bộ ở một số khu vực như làng nghề, các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, điểm khai thác khoáng sản, môi trường không khí đã bị ô nhiễm với mức độ có xu hướng gia tăng từ năm 2007 đến nay. Gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng hàng đầu phải kể đến các làng nghề tái chế. Không chỉ phát sinh khí ô nhiễm do đốt nhiên liệu như CO, bụi, quá trình tái chế và gia công kim loại còn làm phát sinh hơi axit, kiềm và ô nhiễm nhiệt. Gần đây, số lượng các làng nghề tái chế phát triển mạnh, làm cho vấn đề ô nhiễm ngày càng trở nên nghiêm trọng gây