Đầu tư toàn xã hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 25)

Trong 5SWTO, tăng trưởng và cơ cấu vốn đầu tư đã có sự thay đổi mạnh và chịu ảnh hưởng ngày càng nhiều hơn từ bối cảnh kinh tế thế giới. Hầu hết các ngành có mức tăng trưởng vốn đầu tư cao so với mức tăng trưởng chung đều có đóng góp đáng kể của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.

Đầu tư theo một số ngành, lĩnh vực có sự tăng trưởng mạnh và cao hơn tốc độ tăng trưởng vốn ĐTTXH như: kinh doanh bất động tăng trưởng cao nhất (39,7%/năm), chủ yếu do đóng góp của khu vực FDI và khu vực kinh tế ngoài Nhà nước; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 19,6%/năm; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 12,0%/năm.

Khu vực dịch vụ có tỷ trọng đầu tư tăng nhẹ từ 50,9% 5TWTO lên 51,6% 5SWTO. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư của khu vực CNXD tăng từ mức 41,2% lên 42,2%, NLT giảm từ 7,9% xuống 6,2%. Tuy nhiên, cơ cấu ĐTTXH còn chuyển dịch chậm, tập trung khá nhiều vào những ngành nghề sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, xuất khẩu sản phẩm thô, có kĩ thuật, công nghệ, NSLĐ thấp mà chưa chuyển dịch nhanh sang các ngành nghề có hàm lượng kĩ thuật, công nghệ cao, xuất khẩu sản phẩm qua chế biến, tạo ra nhiều giá trị gia tăng, phát huy có hiệu quả lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của quốc gia cũng như của từng ngành, lĩnh vực và doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân dẫn đến chất lượng phát triển thấp, kết quả về tăng trưởng kinh tế và phát triển KTXH của Việt Nam đi kèm với các phí tổn đối với toàn nền kinh tế là cạn kiện tài nguyên, khoáng sản, thiếu hụt năng lượng, ô nhiễm môi trường... Các ngành có triển vọng phát triển trong dài hạn và có khả năng khai thác hiệu quả kinh tế thế giới như công nghiệp phụ trợ, công nghệ sạch, các sản phẩm chủ lực chưa được đầu tư đủ mức. Thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng KTXH còn đạt thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.

Cơ cấu đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước theo ngành, lĩnh vực có sự chuyển dịch không nhiều trong 5SWTO.

3.4.Đầu tư ra nước ngoài

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTRNN) trong 5SWTO đã có sự gia tăng mạnh mẽ với 474 dự án và 12,8 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3,8 lần về số dự án và 16,6 lần về số vốn đăng ký so với giai đoạn 5TWTO. Tính đến cuối 2011, tổng số vốn ĐTRNN của Việt Nam của các dự án còn hiệu lực lên đến 11,4 tỷ USD (chiếm 45,4% tổng số vốn huy động), vốn thực hiện đạt khoảng 2,9 tỷ USD, đứng đầu là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (1,5 tỷ USD), thứ hai là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (360 triệu USD), thứ ba là Tập đoàn Sông Đà (250 triệu USD).

Theo phân ngành đầu tư, lĩnh vực khai khoáng có số vốn đăng ký nhiều nhất với 4.319 triệu USD (91 dự án). Đứng thứ 2 là lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa (vốn đăng ký 1.874 triệu USD (9 dự án)). Đứng thứ 3 là NLT (vốn đăng ký 1.630 triệu USD (70 dự án)), và thứ 4 là lĩnh vực nghệ thuật, vui chơi và giải trí với số vốn đăng ký là 1.239 triệu USD (5 dự án). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có số dự án nhiều thứ hai (115 dự án) nhưng chỉ đứng thứ 6 về tổng số vốn đăng ký (478 triệu USD). Các ngành khác cũng có vốn ĐTRNN khá lớn lần lượt là thông tin và truyền thông; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; kinh doanh bất động sản.

Theo đối tác đầu tư, tính đến cuối 2011, Việt Nam đã có dự án ĐTRNN tại 57 quốc gia và vùng lãnh thổ. Quốc gia có số vốn ĐTRNN của Việt Nam lớn nhất là Lào với 3.509

triệu USD (210 dự án), tiếp theo là Campuchia với 2.399 triệu USD (105 dự án), Venezuela với 1.825 triệu USD (2 dự án), Liên bang Nga với 966 triệu USD (17 dự án), Peru với 449 triệu USD (2 dự án), Ma-lai-xi-a với 412 triệu USD (7 dự án)... Đáng chú ý là nước ta đã có hoạt động ĐTTRN tại các nước phát triển với số vốn khá lớn như Hoa Kỳ (254 triệu USD, 79 dự án); Úc (128 triệu USD, 12 dự án); Đức (28 triệu USD, 11 dự án); Nhật Bản (3 triệu USD, 14 dự án).

Thành tu ch yếu ca ĐTRNN: một số dự án ĐTRNN trong một số ngành như: khoáng sản; các dự án điện; trồng cây công nghiệp; dịch vụ viễn thông; hàng không; ngân hàng… đã và đang chiếm lĩnh đáng kể và phát triển tích cực tại thị trường một số địa bàn đầu tư trọng điểm; hoạt động ĐTRNN đã và đang giúp cho Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nước ngoài; các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng được lợi thế so sánh của một số nước để sản xuất và kinh doanh, mở rộng thị trường sản xuất, đang từng bước tạo dựng được thương hiệu, khả năng cạnh tranh của mình trên trường quốc tế; nhiều dự án đã có doanh thu cao, bước đầu có lợi nhuận và chuyển tiền về nước.

Hn chế, yếu kém ch yếu: lợi nhuận chuyển về nước chưa tăng tương xứng với lượng vốn, tạo áp lực cho việc cân đối ngoại tệ và cán cân thanh toán quốc tế; phần lớn các dự án đầu tư ra nước ngoài quy mô lớn là các dự án của các tập đoàn, công ty nhà nước, trong khi hành lang pháp lý cho các dự án này chưa được quy định đầy đủ, chưa chặt chẽ và chưa minh bạch; theo dõi tình hình thực hiện dự án ở các cơ quan quản lý còn hạn chế, đặc biệt là theo dõi tình hình chuyển vốn ra nước ngoài; việc thực thi các văn bản quy định pháp luật liên quan tới hoạt động ĐTRNN còn vướng mắc, thiếu đồng bộ, một số điều khoản không còn phù hợp.

Tóm lại, số vốn ĐTRNN ngày càng tăng lên đáng kể, đòi hỏi phải có sự theo dõi, đánh giá và quản lý tốt hơn luồng vốn đi ra, cũng như nâng cao hiệu quả của các hoạt động đầu tư này.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)