Thất nghiệp và thiếu việc làm

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 37)

6. LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM 1.Lực lượng lao động

6.5. Thất nghiệp và thiếu việc làm

Thất nghiệp có xu hướng tăng nhanh hơn sau khi gia nhập WTO, với tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2,4% lên 2,7% trong thời gian từ 2007 đến nay so với mức tăng từ 2,1% lên 2,3% trong giai đoạn 2002-2006. Năm 2011, ước tính cả nước có 1,393 triệu người thất nghiệp, tăng hơn 362 nghìn người so với cuối năm 2006. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị tuy giảm đều, từ 5,1% xuống còn khoảng là 4,1% năm 2011, nhưng vẫn cao hơn ở nông thôn. Xu hướng này có thể bị phá vỡ do tác động cộng hưởng của suy giảm kinh tế và một phần biểu hiện lạm dụng quĩ bảo hiểm thất nghiệp.

Những vùng kinh tế phát triển hơn như Đông Nam bộ thường có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn. Thất nghiệp vẫn là vấn đề chủ yếu đối với thanh niên. Một bộ phận đáng kể lao động có chuyên môn kỹ thuật bị thất nghiệp. Ở mức độ nhất định, điều này phản ánh sự bất cập của hệ thống giáo dục trong việc đáp ứng nhu cầu của TTLĐ.

Thiếu việc làm là vấn đề đáng quan tâm ở Việt Nam. Năm 2011 cả nước có 3,1 triệu lao động đang làm việc dưới 35 giờ/tuần, chiếm 6,1% tổng số lao động có việc làm. Trên 2/3 số lao động này đang làm việc ở khu vực nông thôn nên tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 7%, cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị (3,8%), cho thấy yêu cầu tạo thêm việc làm và tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động tại nông thôn, nhất là việc làm phi nông nghiệp là rất cấp bách.

Các nhóm có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất là người làm việc trong ngành nông nghiệp (chiếm 69,8% tổng số lao động thiếu việc làm) và nhóm lao động tự làm và lao động gia đình không hưởng lương, thuộc nhóm việc làm không bền vững với thu nhập thấp, không ổn định và điều kiện lao động không đảm bảo (71,8%).

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)