Cơ chế thực thi pháp luật

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 73)

11. MÔI TRƯỜNG

12.3. Cơ chế thực thi pháp luật

Việc gia nhập WTO đã có những tác động to lớn đối với việc hoàn thiện khung pháp lý phù hợp với việc điều hành một nền kinh tế thị trường. Việc thực thi pháp luật cũng được cải thiện ở chừng mực nhất định.

Cải thiện rõ nhất trong cơ chế thực thi pháp luật đã được tạo ra nhờ thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính giai đoạn 2007-2012. Trong một khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện, những nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước giúp cho hoạt động của bộ máy chính phủ có hiệu quả hơn, giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp và công dân để được tiếp nhận dịch vụ hành chính công, phòng tránh được tệ quan liêu, nhũng nhiễu, tham nhũng của các cán bộ nhà nước. Mục tiêu của Đề án 30 đặt ra là giảm 30% thủ tục trong đầu tư, kinh doanh. Trong giai đoạn 1 của Đề án, hơn 1.000 thủ tục hành chính đã được cắt bỏ. Giai đoạn 2 của đề án sẽ được thực hiện chủ yếu trên các lĩnh vực thuế, hải quan, lao động và đăng ký kinh doanh. Khoảng 54% trong tổng số doanh nghiệp được hỏi trong cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2009 do Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức cho biết có cải thiện trong lĩnh vực thủ tục hành chính.

Tuy có nhiều nỗ lực trong đơn giản hóa thủ tục hành chính trong giai đoạn 2007- 2009, số lượng thủ tục và thời gian để các doanh nhân có thể khởi nghiệp kinh doanh gần như vẫn chưa thay đổi, duy trì ở mức 11 thủ tục và 50 ngày trong suốt 3 năm 2007, 2008, 2009. Trong cuộc điều tra doanh nghiệp 2009 do Ban Thư ký Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức, hiệu quả dịch vụ hành chính cũng bị coi là một trong năm lĩnh vực bị đánh giá thấp nhất (2,09 điểm).

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)