Tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 65)

11. MÔI TRƯỜNG

11.1.2. Tài nguyên đất

Từ khi HNKTQT nói chung, nhất là khi gia nhập WTO, mở rộng quy mô đầu tư và gia tăng hoạt động thương mại gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai. Xu hướng mở rộng đất sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển hạ tầng và đất phi

nông nghiệp có giá trị cao hơn đang ngày càng mạnh, đặc biệt là xung quanh các vùng ven đô. Nếu đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đang chịu áp lực chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp, đất ngập nước sang đất đô thị và khu công nghiệp; thì tại miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, đất rừng đang bị chuyển đổi sang trồng cây công nghiệp do nhu cầu thị trường của các sản phẩm này gia tăng. Diện tích đất nông nghiệp ở các vị trí thuận lợi giảm mạnh. Thay đổi mục đích sử dụng đất là một trong các nguyên nhân làm suy giảm các nguồn tài nguyên đa dạng sinh học.

Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức có tính dài hạn trong trong sử dụng tài nguyên đất: Thứ nhất, tiềm năng khai thác đất chưa sử dụng còn rất ít trong khi nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực tăng mạnh cùng với việc duy trì diện tích đất trồng lúa nước để bảo đảm an ninh lượng. Việt Nam không có sự lựa chọn nào khác ngoài nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thứ hai, hệ thống quản lý đất đai còn nhiều bất cập, sử dụng đất ở đô thị, đất canh tác nông nghiệp thiếu quy hoạch bài bản, manh mún, hạn chế khả năng khai thác quy mô lớn, nhiều vấn đề nhạy cảm liên quan đến đất cần phải xử lý. Thứ ba, vấn đề biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng mạnh đến diện tích và chế độ sử dụng đất, đòi hỏi phải có chiến lược thích ứng hiệu quả trong quy hoạch cũng như lựa chọn hệ thống canh tác phù hợp trong sản xuất nông nghiệp.

So với trước khi gia nhập WTO, những thông tin về đất đai đối với người dân đã có những sự tiến bộ nhất định, tính công khai minh bạch tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải thúc đẩy tính minh bạch và công khai trong quy hoạch sử dụng đất hơn nữa, nhất là các khu vực đô thị, khu công nghiệp, đất dành cho giao thông. Chính sách thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng và giá đất đền bù vẫn còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)