Khía cạnh xã hộ

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 26)

4. PHÁT TRIỂN VÙNG

4.1.2. Khía cạnh xã hộ

Dân s

Trong suốt thập kỷ qua, phân bố dân số biến động nhẹ theo hướng giảm ở các vùng miền núi phía Bắc, ĐBSH, Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung và đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL); trong khi đó vùng Tây Nguyên tăng nhẹ, từ 5,6% tổng dân số năm 2001 lên 6,0% năm 2010; còn Đông Nam bộ có xu thế tăng tương đối nhanh từ 13,9% lên 16,8%. Tuy nhiên, không có đột biến về di dân 5SWTO. Di dân tự do vào vùng Tây nguyên để khai khẩn đất rừng và gia tăng việc làm phi nông nghiệp ở Đông Nam bộ là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên.

Thu nhp và vic làm

Có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng trong phân bổ lực lượng lao động (LLLĐ), chất lượng lao động. Thu nhập bình quân giữa các vùng cũng rất khác nhau, và khoảng cách này có xu hướng doãng ra từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Thiếu việc làm, chênh lệch thu nhập lại tiếp tục là những nhân tố và động lực để thu hút người lao động ở những vùng khó khăn ra đô thị và đến những vùng có mức độ phát triển cao hơn. Hệ lụy tất yếu của việc di dân tự do là những gánh nặng ngày càng gia tăng đối với các đô thị, KKT vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Hồng.

Giáo dc và đào to

Chênh lệch về chất lượng nguồn nhân lực giữa các vùng, ở mức độ nhất định là kết quả của việc quy hoạch phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề. Hầu hết các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp đều tập trung ở 2 vùng ĐBSH và Đông Nam bộ và đều thuộc hệ thống công lập. Chênh lệch về số cơ sở dạy nghề ngày càng gia tăng. Một khi Nhà nước còn chưa điều chỉnh được quy hoạch trong lĩnh vực này thì các vùng kém phát triển chưa thể có cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình. Cần lưu ý là trong khi ĐBSCL là một trong những vùng đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn và chúng ta đang muốn tăng tỷ lệ hàng qua chế biến thì Nhà nước lại chưa coi trọng đúng mức hệ thống trung học chuyên nghiệp phù hợp trong vùng này.

Y tế

Chênh lệch về các chỉ số trong lĩnh vực y tế giữa các vùng không lớn. Tất cả các xã đều có trạm y tế và hầu hết đều có 1 bác sỹ phụ trách trạm. Chỉ số bệnh viện tính theo 1 triệu dân ở vùng Đông Nam bộ, ĐBSCL, ĐBSH tương đối thấp do mật độ dân số ở vùng này cao hơn hẳn so với vùng khác, đặc biệt là so với vùng núi phía Bắc. Tuy vậy, chỉ số về giường bệnh lại không tương ứng với chỉ số bệnh viện ở trên. Vùng Đông Nam bộ là vùng có số giường bệnh tại bệnh viện trên 1000 dân cao hơn hẳn do quy mô trung bình của bệnh viện vùng này lớn hơn ở những vùng khác.

Về số lượng cán bộ y tế/1000 dân nói chung thì vùng miền núi phía Bắc có số lượng vượt trội hơn hẳn những vùng còn lại; còn giữa các vùng này thì sự chênh lệch không đáng kể. Riêng số lượng bác sỹ thì miền núi phía Bắc vẫn có ưu thế vượt trội; song sự chênh lệch giữa các vùng còn lại lớn hơn, kém nhất là vùng ĐBSCL, Tây Nguyên, Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung. Không có sự thay đổi đột biến về các chỉ số y tế nói trên kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO.

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng thể việt nam sau 5 năm gia nhập thương mại thế giới (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)