8. AN SINH XÃ HỘ
9.8.2. Những tồn tại, thách thức
Những tồn tại, thách thức
- Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu; ở các vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học sinh yếu kém còn chiếm tỷ lệ khá cao, việc huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ đi học chuyên cần vẫn còn nhiều khó khăn; việc phân luồng học sinh THCS và giáo dục hướng nghiệp chưa hiệu quả.
- Công tác soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có tiến bộ lớn nhưng vẫn còn chậm so với kế hoạch và thiếu đồng bộ. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT vào quản lý còn chậm.
- Công tác xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ chưa được các cấp quản lý quan tâm đúng mức. Một bộ phận không nhỏ của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chưa đủ tầm để đáp ứng nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới.
- Chương trình giáo dục thiếu tính liên thông giữa các cấp học và các trình độ đào tạo. Chưa triển khai đồng bộ đổi mới giáo dục phổ thông với đổi mới nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của các trường sư phạm. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu chất lượng ngày càng cao của các doanh nghiệp, yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.
- Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục từ mầm non đến đại học vẫn chậm đổi mới, chương trình còn nặng về lý thuyết, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
- Ở nhiều nơi, nhất là các vùng kinh tế xã hội khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở giáo dục còn thiếu thốn, lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Nguyên nhân của những tồn tại, thách thức
- Quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu chưa thực sự được quán triệt đúng mức ở các cấp quản lý và chỉ đạo giáo dục. Mặc dù nhận thức của các cấp, các ngành về dạy nghề đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng còn một số tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và Bộ, ngành vẫn chưa nhận thức đúng mức về vai trò của dạy nghề trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật là một trong những nhân tố quyết định thành công và phát triển bền vững kinh tế - xã hội: Nhà nước chưa có chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời khi xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của Bộ, ngành hầu như chưa đề cập đến phát triển nhân lực.
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế
- Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo ở cấp tỉnh và cấp huyện chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao, Năng lực của cán bộ làm công tác quản lý giáo dục đào tạo còn hạn chế, chưa mang tính chuyên nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu công việc. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được chú trọng.
- Những tác động khách quan như khủng hoảng tài chính thế giới, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm tăng thêm những yếu kém bất cập của giáo dục.
10.Y TẾ
HNKTQT ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và ngành y tế theo hai chiều hướng tích cực và tiêu cực thông qua một số kênh sau đây:
- Về nhu cầu khám chữa bệnh: HNKTQT tác động đến tăng trưởng kinh tế, từ đó làm thay đổi thu nhập, phúc lợi xã hội, điều kiện sống, chất lượng hàng hóa dịch vụ, từ đó làm thay đổi sức khỏe của người dân. Thu nhập cao và điều kiện di chuyển thuận lợi hơn là điều kiện để người dân sẵn sàng tiếp cận các dịch vụ y tế ở mức cao hơn.
- Về mức độ cung cấp dịch vụ y tế: phát triển kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách nhà nước, theo đó đến ngân sách cho ngành y tế. Điều này làm thay đổi các dịch vụ y
tế và kỹ thuật y học. Đồng thời, chất lượng các dịch vụ y tế tăng lên và loại hình dịch vụ cũng đa dạng hơn nhờ tiếp cận tốt hơn với khoa học công nghệ thế giới và dược phẩm nhập khẩu. Từ đó làm thay đổi chất lượng dịch vụ y tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Tuy nhiên, đây cũng là những thách thức đối với các doanh nghiệp dược phẩm, các doanh nghiệp trang thiết bị y tế, sinh phẩm trong việc cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài.
- Mở cửa và HN cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài trong việc phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe cho người dân như các nguồn vốn viện trợ chính thức (ODA), các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Về mô hình dịch bệnh: thay đổi cơ cấu kinh tế cũng làm thay đổi cơ cấu ngành nghề, đa dạng hóa và thay đổi các chủng loại hàng hóa, dịch vụ, làm chuyển biến các loại hình bệnh nghề nghiệp. Một số hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài chứa các yếu tố độc hại, các mầm bệnh truyền nhiễm làm tăng yếu tố gây bệnh, từ đó làm thay đổi mô hình dịch bệnh. Tăng cường thông thương với bên ngoài, tăng lượng khách du lịch cũng phần nào làm tăng các bệnh, dịch lây truyền qua biên giới, làm tăng gánh nặng đối với ngành y tế.
- Về kiểm dịch: HNKTQT mặt khác cũng làm nảy sinh các vấn đề mang tính toàn cầu hóa như chất lượng sản phẩm hàng hóa, trong đó có việc kiểm dịch, kiểm nghiệm sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường thiên nhiên.