- Đảm nhận trách nhiệm
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
- Gọi HS đoc bài Bốn anh tài (tiếp theo) và trả lời câu hỏi về nội dung bài trong SGK.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi
- Nhận xét và cho điểm học sinh
2. Dạy học bài mới: (25’)
a.Giới thiệu bài (2’):
- Cho HS quan sát ảnh minh hoạvà hỏi:Bức ảnh chụp là cổ vật nào? có xuất xứ từ đâu ?
Nước Việt Nam ta tự hào có một nền văn hoá lâu đời. Trống đồng Đông Sơn là một bằng chứng đó. Trong bài tập đọc hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu về một cổ vật đặc sắc của văn hoá Đông Sơn. Đó là trống đồng Đông Sơn.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc toàn bài.
- Nhận xét.
- Bức ảnh là hình ảnh trống đồng Đông Sơn, có xuất xứ từ Thanh Hoá.
- Lắng nghe.
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểubài: bài:
*Luyện đọc: (10’)
* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.
* GV chia đoạn : 2 đoạn
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. + HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn.
+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng.
- Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng?
- Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ. - Nhận xét.
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HD giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu HS đặt câu với từ: chính đáng, hoa văn, nhân bản, vũ công ...
- HS đọc bài theo trình tự
+ HS 1: Niềm tự hào ... hươu nai có gạc
+ HS 2: Nổi bật trên hoa văn ... người dân .
Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hoá Đông Sơn/chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú.
*Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương/và tưng bừng nhẩy múa mừng chiến công/hay cảm tạ thần linh.
- Tiếp nối nhau đặt câu
+ Được chăm sóc, học hành là quyền lợi chính đáng của trẻ em.
+ Bố em mua bộ bàn ghế co trạm trổ hoa văn rất đẹp.
+ Chúng ta phải sống sao cho thật nhân bản.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Chia nhóm : nhóm 2 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ).
- Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.
- Thi đọc : đoạn 2
+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.
- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu
- HS đọc thành tiếng, cả lớp dọc thầm.
- Theo dõi Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài (10’)
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
(?) Trống đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?
(?) Trên mặt trống đồng, các hoa văn được trang trí, sắp xếp như thế nào ?
- GV giảng: Trống đồng Đông Sơn là niềm tự hào của dân tộc. nó thể hiện nét văn hoá từ ngàn xưa của ông cha ta. Sự đa dạng của trống đồng với những hoa văn đặc sắc được trang trí đã thể hiện nét tài hoa của các nghẹ nhân thời đó.
(?) Đoạn đầu bài văn nói nên điều gì ? - GV ghi ý chính đoạn một lên bảng. - Y/cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
(?) Nổi bật trên hoa văn trống đồng là gì? (?) Những hoạt động nào của con người được thể hiện trên trống đồng?
- Đọc thầm, 2HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tiếp nối nhau trả lời đến khi có câu trả lời đúng.
+ Trống đồng Đông sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cánh trang trí, cách sắp xếp hoa văn.
+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vũ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim bay, hươu nai có gạc, ...
- Lắng nghe.
*Nói lên sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của Trống Đồng Đông Sơn.
- HS nhắc lại ý chính đoạn 1.
- Đọc thầm, trao đổi , trả lời câu hỏi. + Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hoà với thiên nhiên.
+ Những hoạt động của con người được miêu tả trên trống đồng là: lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, tưng bừng nhảy
(?) Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng?
- Gv giảng: Con người là tinh hoa của đất. Ngay từ xa xưa qua những hoa văn trang trí, ông cha ta đã khẳng định con người lao động làm chủ thế giới. Điều đó thể hiện trên trống đồng là hình ảnh con người nổi rõ nhất trên hoa văn và đó cũng là nguyện vọng của trẻ em: sống trong hòa bình, sống nhân bản
Những hình ảnh khác: ngôi sao, hình tròn, chim bay, hươu nai, đàn cá lội, ghép đôi muông thú chỉ góp phần thể hiện con người lao động làm chủ, hoà mình với thiên nhiên, con người nhân hậu, luôn khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (?) Em hãy nêu ý chính đoạn 2 ?
- Gv ghi ý chính đoạn 2 lên bảng.
(?) Vì sao có thể nói trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam ? - KL về ND bài: Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, tinh xảo, là một bằng chứng nói nên rằng: dân tộc việt nam là một dân tộc có nền văn hoá lâu đời, bền vững. Do đó chúng ta có thể nói rằng: Trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam. - Gv ghi ý chính của bài lên bảng.
* Đọc diễn cảm (8’)
- Yêu cầu 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài: HS cả lớp theo dõi, phát hiện ra giọng đọc, cách đọc hay.
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn đọc diễn cảm (GV có thể chọn đoạn khác) sau đótiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm như sau:
+ GV đọc mẫu.
múa mừng chiến công, cảm tạ thần linh, ghép đôi Nam Nữ.
+ Vì hình ảnh con người với những hoạt động thường ngày là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn. Những hình ảnh: cánh cò, chim, đàn cá bơi lội... chỉ làm đẹp thêm cho hình tượng con người với những khát khao của mình.
- Lắng nghe.
*Nói lên hình ảnh con người lao đông làm chủ thiên nhiên, hoà mình với thiên nhiên.
- HS nhắc lại ý chí đoạn 2.
+ Vì Trống Đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, là một cổ vật quý giá nói lên con người Việt ta rất tài hoa, dân tộc Việt Nam có nền văn hoá lâu đời. - Lắng nghe.
- Hs nhắc lại ý chính toàn bài.
- HS tiếp nối nhay đọc thành tiếng. Cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc (đã nêu ở phần luyện đọc).
+ Lắng nghe
+ Yêu cầu HS tìm ra cách đọc và luyện theo cặp
cặp. - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm
- Nhận xét và cho điểm HS - Gọi HS đọc toàn bài. - Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố dặn dò (3’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà miêu tả lại hoa văn trên trống đồng Đông Sơn cho người thân nghe - 3 đến 5 HS thi đọc. - 1 đến 2 HS thi đọc. - HS lắng nghe. *************************************** TUẦN 21 TUẦN 21 TẬP ĐỌC
TIẾT 41 : ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I. MỤC TIÊU
- KN: Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - KT: Hiểu ND: Ca ngợi AHLĐ Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- TĐ: Yêu thích môn học
II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tự nhận thức, xác định giá trị cá nhân