- H :1 Hs trả lờ
B. Dạy-học bài mớ
1. Giới thiệu bài (2’)
- Cho HS quan sát tranh minh họa và hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì? *GV Giới thiệu bài (2’):
Hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thủa cắp sách tới trường.Hoa phượng có gì đặc biệt mà lại làm cho ta có cảm giác xao xuyến bồi hồi? Bài văn Hoa học trò sẽ giới thiệu với các em điều đó.
2. Hướng dẫn Luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc (10’)
* Gọi 1 HS giỏi đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi SGK.
* GV chia đoạn : 3 đoạn
- HS đọc TL bài thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét.
- Quan sát và trả lời câu hỏi :
+ Bức tranh vẽ cảnh các bạn học sinh đang nói chuyện với nhau về những cành phượng đỏ rực bông.
- Lắng nghe.
- HS đọc bài theo trình tự.
+ HS 1: Phượng không phải … đậu khít.
+ HS 2: Nhưng hoa càng đỏ…bất ngờ vậy?
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
+ HD phát âm, từ đọc khó dễ lẫn: là, loạt, xoè ra, nỗi niềm, dần dần, chói lói…
+ HD đoạn văn dài cần ngắt, nghỉ, nhấn giọng. - Gọi 2 HS đọc. HS nêu cách đọc ? ngắt nghỉ chỗ nào? Từ cần nhấn giọng? - Ghi kí hiệu ngắt, nghỉ. - Nhận xét.
* 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.HD giải nghĩa từ khó
+ 1 HS đọc chú giải - Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm - Chia nhóm : nhóm 4 ( các nhóm tự cử nhóm trưởng điều khiển nhóm ). - Các nhóm đọc nối tiếp đoạn. GV quan sát, hướng dẫn.
- Thi đọc : đoạn 2
+ 3 em/ lượt ( mỗi nhóm 1 em ). Đọc 2 – 3 lượt.
- Bình chọn, tuyên dương nhóm đọc tốt.
- Gọi HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng đọc như sau:
•Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư để cảm nhận được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng.
•Nhấn giọng ở những từ ngữ: không phải, một đoá, cả một loạt, một vùng trời, cả một góc trời đỏ rực, xanh um, mát rượi, ngạc nhiên, bất ngờ…
b) Tìm hiểu bài(10’)
*GV nêu:
Đọc bài viết của nhà thơ Xuân Diệu, các em sẽ thấy được vẻ đẹp đặc biệt của hoa phựơng qua những từ ngữ chọn lọc và những hình ảnh rất đặc
- HS đọc thành tiếng phần chú giải.
- HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm. - Theo dõi GV đọc mẫu.
sắc, độc đáo. Các em hãy chú ý để học cách miêu tả cây cối của nhà thơ. Để biết điều đó chúng ta cùng bắt đầu tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và tìm những từ ngữ cho biết hoa phượng nở rất nhiều.
*GV lần lượt hỏi:
- Em hiểu đỏ rực có nghĩa như thế nào?
- Trong đoạn văn trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả số lượng hoa phượng? Dùng như vậy có gì hay?
Đoạn 1 cho chúng ta biết gì? - Ghi ý chính đoạn 1 lên bảng.
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
- Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò” ?
*GV giảng bài:
Đã từ rất lâu, phượng là một loài hoa gắn liền với tuổi học trò, với những kỷ niệm của thủa cắp sách tới trường. Phượng báo hiệu mùa thi và cũng là lúc báo hiệu mùa hè tới. Bởi thế hoa phượng được gọi với cái tên thân thiết là: Hoa học trò.
- Hoa phượng nở gọi cho mỗi người học trò cảm giác gì ? Vì sao ?
- Hoa phượng còn có gì đặc biệt làm ta náo nức?
biét hoa phượng nở rất nhiều: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực.. *HS trả lời:
+ Đỏ rực: đỏ thắm, màu đỏ rất tươi và sáng.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả số lượng hoa phượng. So sánh hoa phượng với muôn ngàn con bướm thắm để ta cảm nhận được hoa phượng nở rất nhiều, rất đẹp.
*Đoạn 1 cho chúng ta cảm nhận được số lượng hoa phượng rất lớn.
- HS đọc thầm và trả lời.
+ Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì phượng là cây rất gần gũi quen thuộc với tuổi học trò. Hoa phượng thường nở vào mùa hè, mùa thi của tuổi học trò. Hoa phượng nở làm những cậu học trò nghĩ đến mùa thi và những ngày hè.
- Lắng nghe.
+ Hoa phượng nở gợi cho mỗi người học trò cảm giác vừa buồn lại vừa vui. Buồn vì hoa phượng báo hiệu sắp kết thúc năm học, sắp phải xa trường, xa thầy, xa bạn. Vui vì hoa phượng báo hiệu được nghỉ hè,hứa hẹn những ngày hè lý thú. - HS trả lời
+ Hoa phượng nở nhanh đến bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ khắp thành phố rực lên như tết đến.
+ Tác giả dùng thị giác, vị giác, xúc giác để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng.
- Ở đoạn 2 tác giả đã dùng những giác quan nào để cảm nhận vẻ đẹp của lá phượng ?
- Màu hoa phượng thay đổi như nào theo thời gian ?
- Em cảm nhận được điều gì qua đoạn văn thứ hai ?
- GV ghi ý chính đoạn 2 lên bảng. *GV hỏi:
- Khi đọc bài Hoa học trò em cảm nhận được điều gì ?
*GV kết luận:
Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.
- Ghi ý chính của bài lên bảng.
c) Đọc diễn cảm(8’)
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài.
*GV hỏi:
- Theo em, để giúp người nghe cảm nhận được vẻ độc đáo của hoa phượng, chúng ta nên đọc với giọng đọc như thế nào ?
*GV yêu cầu:
Tìm các từ tả vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, tả sự thay đổi của màu hoa theo thời gian.
- Treo bảng phụ có đoạn hướng dẫn luyện đọc
còn non, có mưa hoa càng tươi dịu, phượng càng ngày cành rực lên.
+ Đoạn 2 cho ta thấy vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng
- HS đọc lại ý chính đọan 2.
*Vẻ đẹp đặc sắc của hoa phượng
+ Xuân Diệu đã rất tài tình khi miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng.
+ Hoa phượng là loài hoa gần gũi thân thiết với lứa tuổi học trò.
+ Vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của hoa phượng.
+ Hoa phượng gắn liền với những kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò.
- Lắng nghe.
*Bài văn đầy chất thơ của Xuân Diệu
giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo, rất riêng của hoa phượng, loài hoa gần gũi, thân thiết với tuổi học trò.
- HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- HS trao đổi và đưa ra kết luận:
+ Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, suy tư.
- HS tìm và gạch chân các từ này để chú ý nhấn giọng khi đọc.
- Lắng nghe.
- HS ngồi cùng bàn trao đổi và luyện đọc - HS thi đọc 3 đến 5 em.
- GV đọc mẫu
- Y/c HS tìm cách đọc hay và luyện đọc theo cặp.
Phượng không phải … đậu khít nhau
- GV tổ chức cho HS thi đọc qua đoạn văn trên.
- GV gọi HS đọc diễn cảm bài trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.