Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 38 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.4.2.2.Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính Nhà nước

Từ năm 1956, Hồ Chủ tịch đã từng nói: " Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"

" Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến nền kinh tế, văn hoá" [20]. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: "Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [7].

Có thể nói: Giáo dục - đào tạo là con đường cơ bản để nâng cao kiến thức toàn diện và trình độ lành nghề cho nguồn nhân lực, là chìa khoá để con người mở cửa tương lai đi vào các ngành, các lĩnh vực. Đào tạo, bồi dưỡng là một hoạt động. Xét về mặt hình thức, nó không gắn với hoạt động quản lý, điều hành, nhưng nó giữ vai trò bổ trợ và trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trong thực thi công vụ.

Đào tạo, bồi dưỡng quyết định trực tiếp tới chất lượng của công chức HCNN. Trong chiến lược xây dựng đội ngũ công chức HCNN nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công việc, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức HCNN càng trở nên cấp bách và phải được tiến hành một cách liên tục.

Đào tạo, bồi dưỡng công chức HCNN nhằm trang bị kiến thức để người công chức có đủ năng lực, tự tin thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và đáp ứng được yêu cầu của công việc. Không phải trong suốt thời gian công tác, người công chức chỉ học một lần mà ngược lại, cần được đào tạo, bồi dưỡng bổ sung và cập nhật kiến thức một cách liên tục trước yêu cầu nhiệm vụ mới. Đào tạo, bồi dưỡng không chỉ giới hạn ở đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, mà cần đặc biệt quan tâm tới đào tạo nâng cao kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc và những kiến thức có liên quan đến công việc của người công chức, góp phần tạo nên tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức trong thực thi nhiệm vụ.

Điều quan trọng hơn là việc cần phải xác định chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng cần được đào tạo, chương trình và phương thức đào tạo phù hợp với từng loại đối tượng công chức. Nhu cầu đào tạo được xác định dựa trên sự phân tích, đánh giá công việc, trình độ của đội ngũ công chức và nhu cầu về cán bộ của từng cơ quan, tổ chức.

1.4.2.3.Sử dụng đội ngũ công chứchành chính Nhà nước

Sử dụng đội ngũ công chức HCNN là một khâu rất quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức của Đảng và Nhà nước ta. Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều tiến bộ trong việc sử dụng đội ngũ công chức HCNN. Tuy nhiên, so với thực tiễn hiện nay, đây vẫn là khâu còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy, các cơ quan, đơn

vị sử dụng công chức cần quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Đặc biệt là phải nắm bắt được các chủ trương mới, hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước; cần thấy rằng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước, các chủ trương chính sách và chế độ đối với cán bộ, công chức phải luôn được đổi mới, hoàn thiện. Đội ngũ công chức hành chính, là đội ngũ gắn liền với từng bước đi của công cuộc đổi mới kinh tế, với yêu cầu phát triển đất nước trong quá trình CNH, HĐH và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Dù ở hoàn cảnh nào, việc sử dụng đội ngũ công chức HCNN cũng phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ; Bởi vậy, trong sử dụng phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãng phí chất xám - sự lãng phí lớn nhất mà hiện nay nước ta đang gặp phải.

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 38 - 40)