Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội thành phố Nha Trang

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Thành phố Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Khánh Hòa, có diện tích tự nhiên 252,6 km2, dân số trung bình năm 2010 có 394.455 người. Thành phố Nha Trang có 27 đơn vị hành chính cấp xã, phường, bao gồm 19 phường nội thành và 8 xã ngoại thành. Thời gian qua, với những kết quả phát triển toàn diện kinh tế-xã hội, ngày 22 tháng 4 năm 2009 Nha Trang vinh dự được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, tạo ra thế và lực mới để thành phố phát triển nhanh và mạnh hơn trong tương lai.

Nha Trang nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: tuyến quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; cách không xa sân bay quốc tế Cam Ranh khoảng 30 km về phía Nam; có cảng Nha Trang là cảng du lịch và vận chuyển hàng hóa ... tạo nên một mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh.

Nha trang nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km về phía Nam, cách không xa các đô thị lớn như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột là các trọng điểm kinh tế lớn của cả nước. Yếu tố này là lợi thế trong giao lưu, hợp tác kinh tế, thu hút vốn đầu tư, mở rộng thị trường…

Với lợi thế về vị trí địa lý và có tiềm lực kinh tế phát triển, Nha Trang được xác định là một trong những trung tâm kinh tế, du lịch lớn, có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển chung của cả nước, đặc biệt là Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế

Với chức năng là trung tâm của tỉnh - là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, trong những năm qua tiềm lực kinh tế của thành phố không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng liên tục đạt mức khá cao, luôn dẫn đầu toàn tỉnh.

Trong 5 năm qua 2008-2012, mặc dù gặp không ít khó khăn do khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và tình hình thiên tai bão lụt đã tác động mạnh đến sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, kinh tế thành phố vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, trung bình đạt 10,6%/năm, trong đó công nghiệp-xây dựng tăng 11,39%/năm; khu vực dịch vụ có bước tăng trưởng cao hơn, đạt 13,38%/năm. Do quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nên nông nghiệp có xu hướng giảm.

GDP bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 49,9 triệu đồng/năm (tăng gần 2 lần so năm 2005), tương đương 2.380 USD. Đời sống của dân cư trên địa bàn không ngừng được nâng cao.

Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại thành phố Nha Trang năm 2008-2012

ĐVT (Tỷ đồng, Tính theo GDP - giá hiện hành)

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

1. Tổng VA (GDP) 10.414 14.116 17.556 19.698 26.259

- Công nghiệp - XD 2.931 4.058 5.161 6.284 8.403

- Nông, lâm, ngư nghiệp 1.128 1.290 1.440 11.82 1.111

- Dịch vụ 6.355 8.768 10.955 12.232 16.745

2. Cơ cấu GDP (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

- Công nghiệp - XD 28,15 28,65 29,40 31,90 32,00

- Nông, lâm, ngư nghiệp 10,83 9,14 8,20 6,00 4,23

- Dịch vụ 61,02 62,11 62,40 62,10 63,77

Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Nha Trang

2.1.1.3. Đặc điểm xã hội

- Dân số: Năm 2012, dân số trung bình toàn thành phố có 394.455 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Trong thành phần dân số, nam chiếm 48,5%, nữ chiếm 51,5%. Theo cách tính quy mô dân số trong phân loại đô thị (bao gồm cả dân số thường trú và dân số tạm trú quy đổi) thì quy mô dân số Nha Trang hiện nay khoảng 480.000-490.000 người (bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, lao động tạm trú thường xuyên, tạm trú vãng lai, bệnh nhân bệnh viện tuyến tỉnh …)

Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành, ven biển và ven các trục đường giao thông. Nơi có mật độ dân cư cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm thành phố thuộc các phường Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân, Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ thấp là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại đô như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ chỉ có khoảng 320- 370 người/km2.

- Nguồn nhân lực. Số người trong độ tuổi lao động toàn thành phố năm 2010 có 266.769 người, trong đó có khả năng lao động có khoảng 209.000 người, chiếm 53% tổng dân số. Bình quân mỗi năm nguồn lao động tăng thêm khoảng 4.700-5.000 người. Bên cạnh sự gia tăng nguồn nhân lực từ số dân bước vào tuổi lao động, thành phố còn là địa bàn hấp dẫn, thu hút lao động từ các địa phương trong tỉnh đến làm việc và sinh sống. Đây là nguồn nhân lực bổ sung cho nền kinh tế, nhưng đồng thời cũng là áp lực đối với vấn đề tạo việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội. Phần lớn lao động tham gia hoạt động du lịch, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp; lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Địa bàn thành phố là nơi tập trung đông đội ngũ lao động khoa học kỹ thuật của tỉnh; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt cao hơn so với các huyện thị khác. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 45% trong đó được đào tạo nghề trên 37%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố.

2.1.1.4. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang tác động tới chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước

- Vị trí địa lý như đã nêu trên là một lợi thế rất lớn của thành phố Nha Trang trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Là một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa, thành phố Nha Trang có những đóng góp đáng kể, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.

Thời gian qua, Nha Trang luôn dẫn đầu trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, liên tục đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Năm 2012, tổng giá trị sản xuất (GO) toàn thành phố chiếm khoảng 52,4% tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh, đặc biệt lĩnh vực dịch vụ đóng góp 82,5% trong tổng giá trị toàn ngành của tỉnh, công nghiệp- xây dựng đóng góp 42,9%. Nha Trang là địa phương tự cân đối được ngân sách và

có đóng góp quan trọng trong nguồn thu ngân sách của tỉnh (chiếm 24,4% tổng thu ngân sách nội địa).

Bảng 2.2: Đóng góp của thành phố Nha Trang trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hòa, năm 2012 Chỉ tiêu Đơn vị tính Nha Trang Toàn tỉnh % so với toàn tỉnh 1. Diện tích tự nhiên Km2 252,6 5.217,6 4,84

2. Dân số trung bình Người 394,4 1.170,3 33,7

3. Tổng VA-GDP (giá ss 1994) Tỷ đồng 8.219 12.318 66,7

4. Tốc độ tăng trưởng (theo VA-GDP) % 7,05 10,2 - 0,5

5. Thu nhập GDP/người USD 2.380 1.480 1,6 lần

6. Tổng giá trị sản xuất (giá SS 1994) Tỷ đồng 18.232 34.818 52,4

- Công nghiệp-xây dựng Tỷ đồng 9.443 22.008 42,9

- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đồng 479 2.738 17,5

- Dịch vụ, du lịch Tỷ đồng 8.310 10.072 82,5

7. Thu ngân sách Nhà nước (nội địa) Tỷ đồng 1.236 5.073 24,4

8. Tổng sản lượng thủy sản 1.000 tấn 38,8 93 41,7

Nguồn: Phòng Tài chính - kế hoạch thành phố Nha Trang

Hệ thống các trung tâm thương mại, siêu thị, du lịch đã và đang tiếp tục phát triển và phát huy hiệu quả. Nha Trang là đầu mối giao thương hàng hóa của cả tỉnh, là điểm mua sắm hấp dẫn thu hút du khách thập phương, khách quốc tế; là trung tâm khai thác, chế biến thủy hải sản lớn, sản lượng thủy hải sản của thành phố chiếm 41,7% tổng sản lượng toàn tỉnh; là trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Nha Trang còn là địa bàn thu hút dân cư và lao động từ các địa phương trong tỉnh và vùng lân cận đến học tập, nghiên cứu, làm việc. Nha Trang luôn phát huy đầu tàu trong phát triển các lĩnh vực giáo dục-đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao ... Nha Trang đã và đang phát huy tốt vai trò là trung tâm tỉnh lỵ, có tác động phát triển lan tỏa đến các địa phương khác trong tỉnh, đóng góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung toàn tỉnh.

Chính những điều kiện kinh tế, xã hội của thành phố Nha Trang như vậy đã tác động không nhỏ đến chất lượng đội ngũ công chức HCNN của thành phố. Từ đó, vấn đề nâng cao chất lượng công chức HCNN của thành phố là một việc làm cần thiết đối

với các cấp, các ngành trong thành phố. Một trong những việc cần làm đó là chú trọng đào tạo và thu hút những công chức có trình độ cao ở các ngành mũi nhọn ở trung ương và các tỉnh, thành khác về thành phố Nha Trang công tác để đáp ứng yêu cầu mới đảm bảo cho sự phát triển của tỉnh trong tình hình hiện nay và cho những năm tới.

2.1.2. Sự hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Nha Trang

Đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Nha Trang được hình thành từ nhiều nguồn: bộ đội chuyển ngành sau giải phóng, cán bộ địa phương và tuyển dụng mới... Sau khi được tách từ tỉnh Phú Khánh năm 1989, Khánh Hòa cũng như thành phố Nha Trang đã xây dựng nguồn công chức phục vụ cho nền hành chính, trải qua thử thách và rèn luyện, đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố từng bước trưởng thành và phát triển cả về số lượng và chất lượng. Lớp cán bộ, công chức mới được tuyển dụng và đào tạo, bồi dưỡng cơ bản là nguồn lực phong phú bổ sung cho các ngành, các cấp. Lớp cán bộ trưởng thành trong chiến tranh có lập trường chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức cách mạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ có trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, đã đóng góp tích cực cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Khi phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thành phố Nha Trang, học viên đã căn cứ vào kết quả thu thập từ các nguồn thông tin khác nhau. Kết quả cho thấy về cơ bản đã phản ánh đầy đủ đặc trưng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ công chức HCNN thành phố Nha Trang.

Đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố được phân thành 2 khối lớn: khối đảng, đoàn thể và khối các cơ quan hành chính Nhà nước (QLNN). Trong luận văn này học viên đi sâu nghiên cứu vào khối các cơ quan hành chính Nhà nước.

Năm 2008, tổng biên chế của công chức toàn thành phố là 385 người, năm 2009 là 396 người, năm 2010 là 403 người, năm 2011 là 408 người, năm 2012 là 409 người. Như vậy, đội ngũ công chức HCNN của thành phố Nha Trang có số lượng không lớn. Từ năm 2008 đến năm 2012, số công chức HCNN của thành phố ổn định, không có biến động nhiều.

Tính đến năm 2012 hệ thống hành chính của thành phố Nha Trang có 27 xã, phường và 12 phòng, ban. Trong đó, biên chế các xã, phường là 295 người, chiếm 72,13%, các phòng, ban có 114 người, chiếm 27,87% số công chức làm công tác QLNN toàn thành phố.

Bảng 2.3: Số lượng chức hành chính Nhà nước tại Thành phố Nha Trang năm 2008 - 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1. Số người 385 396 403 408 409 2. Tỷ lệ (%) 100,00 102,86 104,68 105,97 106,23

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Nha Trang

370 375 380 385 390 395 400 405 410 Người 2012 2011 2010 2009 2008

Biểu đồ 2.1: Diễn biến số lượng công chức hành chính Nhà nước Thành phố Nha Trang, năm 2008 – 2012

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Nha Trang

Trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ công chức HCNN thành phố Nha Trang không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Tuy nhiên, về năng lực nghiệp vụ, nhất là năng lực quản lý, nhiều công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới. Một bộ phận không nhỏ công chức do trình độ hoặc tuổi tác đã có biểu hiện không còn khả năng vươn lên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Không ít công chức rời bỏ nhiệm sở sang làm việc ở khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân để có thu nhập cao hơn. Những hạn chế đó đã trở thành thách thức đối với sự phát triển của thành phố nếu không có giải pháp khắc phục hiệu quả, kịp thời.

2.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước thành phố Nha Trang thành phố Nha Trang

Dựa vào những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ công chức như trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hiện công việc, kinh nghiệm và thâm niên công tác, mức độ sẵn sàng đáp ứng những thay đổi của công việc, mức độ hoàn thành công việc của công chức và sự gắn bó của công chức với tổ chức.

Ngoài những chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ công chức HCNN của thành phố. Như vậy, để có thông tin bổ sung giúp cho nghiên cứu sâu về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của thành phố, từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2013 học viên đã tiến hành 5 cuộc điều tra đánh giá tại 2 xã, 3 phường và 5 phòng, ban bằng bảng hỏi, phiếu điều tra, đối tượng điều tra là: công chức lãnh đạo phòng, ban và xã, phường.

- Phương pháp điều tra được tiến hành điều tra theo nhóm công chức (công chức đang công tác ở cấp phòng, ban và xã, phường), danh sách lấy ngẫu nhiên của các đơn vị cung cấp và một số tổ chức, công dân đến bộ phận một cửa giao dịch, học viên trực tiếp điều tra.

- Thu thập số liệu có 2 loại số liệu cần thu thập:

Các số liệu đã được công bố (số liệu thứ cấp) về thực trạng đội ngũ công chức của thành phố từ năm 2008-2012. Các số liệu này đã được thu thập qua phòng Nội vụ thành phố Nha Trang.

Thu thập số liệu qua điều tra (số liệu sơ cấp), được thu thập thông qua các câu hỏi đã được chuẩn hoá khi phỏng vấn.

Qua đó, học viên tổ chức nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN của thành phố Nha Trang.

- Xử lý số liệu: số liệu được tổng hợp, phân tổ thống kê và xử lý trên máy tính, với chương trình Excel.

2.2.1. Chất lượng công chức hành chính Nhà nước theo trình độ đào tạo

2.2.1.1. Chất lượng công chức hành chính Nhà nước theo trình độ đào tạo và ngạch công chức công chức

Trong những năm qua, thành phố Nha Trang đã chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức HCNN và đã triển khai thực hiện một số văn bản khuyến khích, tạo điều kiện cho công chức đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo tinh thần Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND ngày 06/5/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài

và Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐND ngày 07/4/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa (sửa đổi bổ sung Nghị quyết số 05/2008/NQ-HĐND ngày 06/5/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh) về việc quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng nguồn cán bộ quy hoạch dự bị dài hạn và thu hút nhân tài.

Kết quả là trình độ đào tạo của đội ngũ công chức HCNN thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)