Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về nâng cao

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu luận văn

1.5.1.2.Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về nâng cao

ngũ công chức hành chính Nhà nước

Trung Quốc là nước có diện tích rộng lớn (đứng thứ 4 trên thế giới), có dân số đông nhất thế giới 1,3 tỷ (năm 2002). Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều vấn đề song nền kinh tế Trung Quốc kể từ khi thực hiện chiến lược cải cách năm 1978 đã có nhiều khởi sắc. Trung Quốc được đánh giá là nước có tốc độ tăng GDP hàng năm vào loại cao nhất thế giới và tương đối ổn định trong nhiều năm (trên 7%). Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thành công này cũng chính là việc Trung Quốc đã có những chiến lược, những chính sách hợp lý trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế (Trung Quốc là thành viên WTO).

Tôn chỉ của Trung Quốc trong sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước” chính là một nguyên nhân dẫn đến thành công của đất nước đông dân này.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến thành công của Trung Quốc là do việc xây dựng đội ngũ công chức hành chính Nhà nước các cấp. Trung Quốc cho rằng việc trẻ hoá đội ngũ công chức hành chính Nhà nước là nhu cầu của quá trình hiện đại hoá, là điều kiện quan trọng trong việc phát triển đất nước. Trong tổng số 344 Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (khoá XV), 92% có trình độ đại học trở lên. Tuổi bình quân của ban lãnh đạo là 55,9, trong đó có 72 Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng dưới 50 tuổi [11, tr.42-44].

b, Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Trong khoảng hơn hai thập kỳ trở lại đây, kinh tế Hàn Quốc liên tục tăng trưởng ở tốc độ cao. Từ năm 1962- 1992, GDP đã tăng từ 2,3 tỷ USD lên 294,5 tỷ USD; GDP bình quân đầu người tăng từ 87 USD lên 6.749 USD. Nguyên nhân của sự thành công này là ở chỗ: Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược phát triển hướng ngoại với xuất khẩu là động lực và thực hiện chính sách xây dựng bộ máy hành chính gọn nhẹ, hữu hiệu.

Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về “công quyền” và gắn chặt vào nguyên tắc “công trạng” (nhiệm vụ hoàn thành), tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ và được đánh giá, đãi ngộ qua “công trạng”, loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ nghiêm ngặt, theo dõi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp.

Mặt khác, Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo công chức. Mục tiêu đào tạo công chức là nâng cao kiến thức và kỹ năng để thực hiện tốt nhiệm vụ, nâng cao tính

tích cực nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong công việc, động viên công chức yên tâm công tác. Việc đào tạo công chức không chỉ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý mà còn đặc biệt đề cao việc bồi dưỡng nhân cách; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công vụ. Tất cả công chức Hàn Quốc đều được động viên tham gia một hình thức đào tạo nhân cách và tính tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.

Tóm lại, ở các nước phát triển cũng như các quốc gia trong khu vực, động lực thúc đẩy chủ yếu nền kinh tế - xã hội phát triển chính là sự đầu tư về nguồn lực con người, trong đó có đội ngũ công chức HCNN và coi đó là một yếu tố quan trọng đảm bảo QLNN về mọi lĩnh vực trong xã hội.

Một phần của tài liệu nâng cao chât lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước thành phố nha trang (Trang 48 - 50)