III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 Ổn dịnh lớp:
BÀI 16: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS
I. MỤC TIÊU :
- HS biết nguyên nhân, và cách phòng tránh HIV/AIDS
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Hình vẽ trong SGK/35
1. Ổn định
2. Bài cũ: “Phòng bệnh viêm gan A”
GV hỏi: 2 HS trả lời
- Nguyên nhân, cách lây truyền bệnh viêm gan A? Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A?
- Do vi-rút viêm gan A, bệnh lây qua đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A: sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn.
- Nêu cách phòng bệnh viêm gan A? - Cần “ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện.
GV nhận xét, đánh giá điểm - Nhận xét
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài:
3.2 Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại - GV tiến hành chia nhóm
- GV phát mỗi nhóm 1 bộ phiếu có nội dung như SGK/34, một tờ giấy khổ to.
- Đại diện nhóm nhận bộ phiếu và giấy khổ to.
- GV nêu yêu cầu: Hãy sắp xếp các câu hỏi và câu trả lời tương ứng? Nhóm nào xong trước được trình bày sản phẩm bảng lớp (2 nhóm nhanh nhất).
- Các nhóm tiến hành thi đua sắp xếp. - 2 nhóm nhanh nhất, trình bày trên bảng lớp, các nhóm còn lại nhận xét.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm nhanh, đúng
Kết quả như sau:
1 -c ; 2 – b ; 3 – d ; 4 – e ; 5 - a - Như vậy, em hãy cho biết HIV là gì? - HS nêu
- GV chốt: HIV là tên loại vi-rút làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.
- AIDS là gì? - HS nêu
- GV chốt: AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch của cơ thể (đính bảng).
3.3
Hoạt động 2: Tìm hiểu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV / AIDS.
- Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp
Phương pháp: Thảo luận, hỏi đáp, trực quan
- Thảo luận nhóm bàn, quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 35 SGK và trả lời câu hỏi: +Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ?
- HS thảo luận nhóm bàn
-Trình bày kết quả thảo luận các nhóm khác bổ sung, nhận xét
- GV gọi đại diện 1 nhóm trình bày.
- GV nhận xét, chốt lại: HIV lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con khi mang thai hoặc khi sinh con. Để phòng tránh HIV/AIDS ta không tiêm chích ma túy, không dùng chung các loại dụng cụ có thể dính máu. Để phát hiện một người nhiễm HIV hay không người ta thường xét nghiệm máu.
4. Củng cố - dặn dò
- Chuẩn bị: “Thái độ đối với người nhiễm HIV / AIDS.” - Nhận xét tiết học TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Lớp 3 VỆ SINH THẦN KINH I. MỤC TIÊU:
- Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
- Lập được thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xếp thời gian ăn, ngủ, học tập, vui chơi,.... một cách hợp lý.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các hình trong sgk phóng to
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Kể tên những thức ăn, đồ uống có hại cho cơ quan thần kinh?
3. Bài mới:
3.1 Giới thiệu bài mới:
3.2 Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp
- Bia, rượu, thuốc lá, cà phê, ma tuý,...
a) Vai trò của giấc ngủ
- Lớp thảo luận theo cặp trả lời một số câu hỏi mà nhiệm vụ được giao:
- Giao nhiệm vụ: Thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Theo em khi ngủ những cơ quan nào của cơ thể được nghỉ ngơi?
+ Có bạn nào ngủ ít không? Nêu cảm giác của em sau đêm ít ngủ?
+ Nêu điều kiện để có giấc ngủ tốt?
+ Hằng ngày bạn thức dậy và đi ngủ lúc mấy giờ?
+ Bạn đã làm gì trong cả ngày? - Bước 2: Làm việc cả lớp + Gọi các cặp trình bày
3.3 Hoạt động 2: Cho HS thực hành lập thời gian biểu
- Hướng dẫn cả lớp
+ Thời gian biều trong cả ngày gồm các mục: Thời gian trong các buổi sáng, trưa, chiều, tối. - Cho HS làm vào phiếu đã phát cho HS
- Yêu cầu HS làm việc theo cặ - Cho HS trình bày trước lớp
+ Tại sao chúng ta phải lập thời gian biểu? + Sinh hoạt, học tập theo thời gian biểu có ích - KL: Thực hiện theo thời gian biểu giúp ta sinh hoạt và làm việc có khoa học
- Khi ngủ CQTK được nghỉ ngơi, đặc biệt là bộ não
- Trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ nhiều; Từ 10 tuổi trở lên mỗi người cần ngủ từ 7h -> 10h. Nếu mất ngủ sau đêm đó dậy người mệt mỏi, đau đầu...
- Hàng ngày em thức dậy từ lúc 5h30, đi ngủ lúc 10h
- HS nêu
- Các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS lập thời gian biểu hàng ngày qua việc sắp xế thời gian
- 1 vài HS lên điền thử bảng treo mẫu
- Phát phiếu in sẵn, HS khác theo dõi
- Cùng nhau trao đổi để hoàn thiện thời gian biểu
- 1 số HS lên giới thiệu thời gian biểu của mình. Các bạn khác nghe và nhận xét, bổ sung
- Để làm việc có giờ giấc và làm việc có khoa học.