Kiểm tra độ tinh sạch và xác định khối lượng phân tử lectin bằng phương pháp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 76 - 78)

phương pháp điện di trên SDS-PAGE

Tiến hành chạy điện di các dịch protein thu được qua từng bước tinh sạch trên gel polyacrylamide nồng độ 12,5% với dòng điện ổn định có hiệu điện thế 100V. Thang protein chuẩn là những protein có khối lượng phân tử từ 6,5 đến 55 kDa. Các bước tiến hành chạy điện di được trình bày ở Mục 2.2.7. Kết quả thu được như sau:

Trong đó:

Giếng 1: Thang chuẩn protein Giếng 2: Chế phẩm lectin kỹ thuật

Giếng 3: Chế phẩm qua sắc ký lọc gel (peak II phân đoạn 13 đến 16) Giếng 4: Phân đoạn 14

Giếng 5: Phân đoạn 14 + chất khử 2-mercaptoethanol

Từ ảnh điện di đồ Hình 3.14, cho thấy tất cả các giếng từ 2 đến 5 đều có xuất hiện băng đậm tương ứng với 29 kDa (so với băng protein chuẩn) của lectin từ rong đỏ

E. denticulatum. Tuy nhiên, giếng 2 chứa chế phẩm lectin kỹ thuật nên còn khá nhiều

băng, giếng 3 còn lẫn một ít protein tạp ở peak thứ I của sắc kí đồ, giếng 4 và giếng 5 là dịch thu phân đoạn 14 (đỉnh peak II), chỉ còn duy nhất một băng. Thể hiện, dịch lectin từ rong đỏ E. denticulatum sau kết tủa ethanol tỷ lệ 1:4 và sắc ký lọc gel Sephadex G-75 là khá tinh sạch.

Mặc dù từ kết quả điện di đồ Hình 3.14 đã cho biết lectin từ rong đỏ E.

denticulatum có khối lượng phân tử xấp xỉ 29 kDa, tuy nhiên để kiểm tra chính xác

khối lượng phân tử của lectin tác giả đã tiến hành xác định khối lượng phân tử lectin theo đối số hàm log cơ số 10 dựa vào khối lượng phân tử protein chuẩn và giá trị Rf.

Bảng 3.10. Trọng lượng phân tử protein từ rong đỏ E. denticulatum Vạch 1 Vạch 2

Giếng 2 (phần hoạt tính từ sắc ký lọc gel) 56,8 (kDa) 29 (kDa)

Giếng 3 29 (kDa)

Giếng 4 29 (kDa)

Giếng 5 29 (kDa)

Kết quả điện di từ Hình 3.14 và Bảng 3.10 cho thấy các giếng 3, 4 và 5 chỉ xuất hiện 1 vạch với khối lượng khoảng 29 kDa được nhận biết là của lectin, vì nó thể hiện hoạt độ NKHC một cách rõ rệt nhất (Hình 3.13). Do vậy, có thể nói lectin của rong đỏ

E. denticulatum đã được phân tách ra khỏi dịch chiết, có khối lượng phân tử xấp xỉ 29

có sự thay đổi độ chuyển dịch của các vạch, chỉ ra rằng các lectin này tồn tại ở dạng đơn phân.

Kết quả thực nghiệm cho thấy sự tương đồng cao đối với nghiên cứu của Rogers và cộng sự năm 1991. Kết quả của nhóm tác giả này chỉ ra rằng lectin từ rong biển thường có khối lượng phân tử thấp, khoảng từ 12 - 43 kDa [31]. Theo nghiên cứu của Kawakubo năm 1997 và 1999 [26, 27] thì lectin từ rong Eucheuma serraE.

amakusaensis cũng là những protein dạng monomer, có khối lượng phân tử xấp xỉ 29

kDa. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Lê Đình Hùng và cộng sự năm 2009 về rong Kappaphycus alvarezii cũng cho thấy lectin của chúng có khối lượng phân tử khoảng 28 kDa và tồn tại ở dạng monomer [21].

Cũng giống như lectin từ vi khuẩn, hầu hết các lectin từ rong biển đều ở dạng monomer và có khối lượng phân tử thấp. Trong khi đó, lectin từ thực vật bậc cao lại được tạo thành từ sự gắn kết của 2 cho đến 4 monomer khác nhau và thường có khối lượng phân tử lớn hơn, dao động từ 50 đến 700 kDa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)