thuật của rong đỏ E. denticulatum
Mỗi loại tác nhân tủa thường có khả năng làm kết tủa protein lectin ở những nồng độ khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau đến hoạt độ NKHC sau khi kết tủa. Vì vậy, tiến hành khảo sát khả năng tủa protein lectin từ DC bằng các tác nhân ở các nồng độ khác nhau. Ethanol và ammonium sunfate (NH4)2SO4 là hai tác nhân tủa khá phổ biến sử dụng trong nghiên cứu tinh sạch các hợp chất có bản chất protein. Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng hai tác nhân tủa này để kết tủa lectin từ dịch chiết rong E.
denticulatum.
Tiến hành khảo sát các tác nhân kết tủa protein lectin có trong DC rong bằng ethanol ở nhiệt độ tủa 0oC và ammonium sunfate (NH4)2SO4 ở nhiệt độ tủa 4oC, thời gian tủa 4 giờ. Cụ thể như sau:
-Tủa bằng ethanol được làm lạnh, với các tỷ lệ DC : ethanol (v/v): 1:1, 1:2, 1:3, 1:4, 1:5, 1:6, 1:7. Rong E. denticulatum Chiết bằng ethanol đã xác định nồng độ tối ưu Nhiệt độ chiết gồm các mức 4 oC, 10 oC, 20 oC, 30 oC, 40 oC Lọc, ly tâm Dịch chiết Bã -Xác định protein tổng số -Xác định HĐTS và HĐR của dịch chiết -Tỷ lệ NL/DM đã xác định -Thời gian chiết đã xác định
Hình 2.9. Sơ đồ nghiên cứu kết tủa dịch chiết bằng ethanol
-Tủa bằng muối (NH4)2SO4, nồng độ tủa theo % bão hòa (NH4)2SO4: 60, 65, 70, 75, 80, 85 và 90%.
Hình 2.10. Sơ đồ nghiên cứu kết tủa dịch chiết bằng (NH4)2SO4 bão hòa
Dịch chiết lectin thô
Kết tủa bằng ethanol
Các tỷ lệ khác nhau
1:1 1:2 1:3 1:4 1:5 1:6 1:7
Tiếp tục tinh sạch bước tiếp theo
Dịch chiết lectin thô
Kết tủa bằng (NH4)2SO4
Các nồng độ khác nhau
Tiếp tục tinh sạch bước tiếp theo
Chế phẩm kỹ thuật (CPKT) được thu nhận bằng cách ly tâm dịch sau tủa ở 4oC, tốc độ 6.000 vòng/phút trong 30 phút, hòa với dung dịch PBS 0,05M pH 7,0 (lượng ít nhất) để đưa về cùng thể tích. Sau đó, tiến hành xác định HĐTS, HĐR và hiệu suất thu hồi của CPKT, từ đó chọn ra tác nhân và nồng độ tủa thích hợp. Từ đó, cũng có thể sơ bộ đánh giá được mức độ tinh sạch lectin thu được từ dịch chiết rong E.denticulatum.