Ứng dụng của lectin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 28 - 30)

Lectin có nhiều ứng dụng khác nhau trong thực tiễn của đời sống. Các ứng dụng đó có thể được tóm tắt như sau:

1.2.6.1. Lectin trong huyết học

Sử dụng lectin để phân loại nhóm máu là ứng dụng sớm nhất và cho đến nay ứng dụng này vẫn còn được áp dụng một cách rộng rãi. Phương pháp xác định nhóm

máu bằng lectin cho kết quả nhanh, chính xác mà không cần dùng huyết thanh mẫu. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi lectin phải tinh khiết và có tính đặc hiệu cao.

Việc sử dụng lectin từ rong biển để xác định nhóm máu cũng đã được sử dụng trong nhiều năm nay. Lectin từ rong Ptilota plumose gây ngưng kết đặc hiệu với nhóm máu B, trong khi lectin từ rong Codium fragile chỉ ngưng kết với hồng cầu nhóm máu A đã xử lý papain mà không thể ngưng kết với các nhóm máu khác như A, B, O hay AB [34].

1.2.6.2. Lectin trong tế bào học

Lectin được sử dụng như một công cụ hữu hiệu để nghiên cứu cấu trúc màng tế bào và những biến đổi trên bề mặt màng tế bào trong quá trình biệt hóa bệnh lý thông qua sự thay đổi thành phần carbohydrate trên bề mặt tế bào.

Năm 1988, lectin được tinh sạch từ Codium tomentosum được sử dụng như một công cụ để phát hiện sự có mặt của nhiều loại glycoprotein khác nhau mà phần lớn là Glu-NAc.

1.2.6.3. Lectin trong thuốc bảo vệ thực vật và ngũ cốc

Lectin mà đặc biệt là lectin từ rong biển có khả năng kháng lại nhiều loại sâu bọ và côn trùng có hại cho cây trồng vì chúng có khả năng liên kết với glycoprotein đường ruột và phá vỡ cơ chế tự phục hồi của enzyme đường ruột dẫn đến côn trùng tự chết.

Bảng 1.1. Nguồn lectin từ rong biển có khả năng diệt côn trùng Nguồn lectin Loại côn trùng Ảnh hưởng Liên kết đặc hiệu

Gracilaria cornea (rong đỏ) Boophilus microplus Làm côn trùng chậm phát triển, giảm trọng lượng trứng và lượng trứng nở thành con… Fetuin, porcine stomach mucin Gracilaria ornate (rong đỏ) Callosobruchus maculatus Làm côn trùng chậm phát triển… Fetuin, porcine stomach mucin

(Nguồn: Tổng hợp từ tài liệu tham khảo của tác giả)

1.2.6.4. Lectin trong y học

Lectin có tiềm năng rất lớn trong nhiều lĩnh vực. Lectin được sử dụng như một công cụ chẩn đoán có hiệu quả. Dựa vào khả năng phân biệt và ức chế sự phát triển của một số vi sinh vật, lectin từ rong biển được sử dụng kết hợp với các xét nghiệm thông thường khác để nâng cao giá trị chẩn đoán và điều trị bệnh trên sinh vật biển.

Dịch chiết lectin từ rong Eucheuma serraGalaxaura marginata ức chế sự phát triển của vi khuẩn biển gây hại cho cá là Vibrio pelagiusVobrio vulnificus, 2 loại vi khuẩn này gây bệnh ở cá [29]. Lectin từ một số loài rong nâu như: Fucus vesiculosus,

Dictyopteris membranacea và Fucus serrate có khả năng gây ngưng kết và ức chế sự

phát triển của các chủng nấm nhầy gây bệnh như: Candida guilliermondi.

Lectin từ một số loài rong đỏ như: Eucheuma serra Griffithsia sp. có khả năng liên kết đặc hiệu với glycoprotein dạng high manose N-glycan ở nồng độ rất thấp. Đây là những glycoprotein có mặt chủ yếu trên bề mặt của màng tế bào HIV. Do đó, nó có thể kìm hãm hiện tượng nhiễm HIV và hạn chế được khả năng mắc bệnh.

Như vậy có thể thấy rằng lectin đã và đang được nghiên cứu để sử dụng trong chẩn đoán các bệnh truyền nhiễm và rối loạn trao đổi chất, trong nghiên cứu sinh học và miễn dịch, làm mitogen trong nuôi cấy tế bào với mục đích chữa bệnh, tăng năng suất trong trồng trọt, chăn nuôi và bảo quản lương thực[5].

1.2.6.5. Lectin trong virus học

Gần đây, lectin từ rong biển đang được xem là nguồn sản phẩm tự nhiên phong phú, có khả năng kháng virus mạnh mẽ. Chẳng hạn như: Grifftithsin (GRFT) của Mori và cộng sự năm 2005, Oscillatoria agardhii (OAA) của Sato và cộng sự năm 2007 và

Eucheuma serra (ESA-2) do Sato và cộng sự năm 2015 thực hiện [38].

Những lectin này đã cho thấy hoạt tính rất mạnh kháng lại virus HIV và những virus khác. Không giống như phần lớn các liệu pháp điều trị kháng virus hiện tại, những lectin có khả năng liên kết với glycoprotein trên bề mặt của lớp vỏ virus, qua đó ức chế ngăn chặn virus xâm nhập vào tế bào vật chủ. Thêm vào đó, những lectin này thường chịu được nhiệt độ cao, bền với phạm vi rộng của pH, có khả năng liên kết với nhiều loại glycoprotein trên bề mặt lớp vỏ của virus. Vì vậy, lectin từ rong biển đang là mục tiêu được quan tâm trong các nghiên cứu cơ bản và những ứng dụng của chúng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 28 - 30)