Tiến hành chiết lectin từ rong đỏ E.denticulatum với các nhiệt độ khác nhau: 4, 10, 20, 30, 40 (oC) bằng ethanol 20%, tỷ lệ nguyên liệu : dung môi (w/v) 1:8, thời gian chiết 4 giờ. Sau đó, ly tâm với tốc độ 6.000 vòng/phút trong 15 phút, thu DC. Xác định HĐTS và HĐR của từng DC. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.5, Hình 3.5 và Hình 3.10.
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến HĐTS và HĐR của lectin
Nhiệt độ
(oC) Thể tích (ml) HĐTS (HU) Protein tổng (mg) HĐR (HU/mg)
4 35 2.240 25,2 88,89
10 35 2.240 25,9 86,49
20 35 2.240 28 80
30 35 2.240 28,7 78,05
Hình 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ chiết đến HĐTS của lectin
Kết quả nghiên cứu cho thấy rõ ràng rằng khi tăng nhiệt độ chiết từ 4oC lên 40 o
C (tăng 10 lần) nhưng HĐTS của lectin gần như không thay đổi với giá trị xấp xỉ 2.240 HU. Ngược lại, HĐR lại có xu hướng giảm đáng kể từ 88,89 HU/mg protein (4oC) xuống còn 76,19 HU/mg protein (40oC). Điều này có thể được lý giải là bởi vì nhiệt độ là một trong những nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến hoạt tính của protein. Nhiệt độ càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến hoạt tính protein càng lớn. Hơn nữa, khi tăng nhiệt độ chiết từ 4oC lên 40oC thì hiệu quả chiết các chất hòa tan từ nguyên liệu ra môi trường chiết tăng lên (theo định luật Fick) trong đó có cả các protein tạp (không phải lectin) cũng được chiết ra ngoài vật liệu. Vì vậy, dẫn đến HĐR của lectin bị giảm. Với mục đích xác định được nhiệt độ chiết thích hợp để thu được lectin có hoạt tính cao, tác giả chọn nhiệt độ chiết là 4oC để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Như vậy, sau khi khảo sát một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình chiết lectin từ rong E. denticulatum như đã được trình bày ở trên (Mục 3.5.1, 3.5.2, 3.5.3, 3.5.4 và 3.5.5), tác giả chọn quá trình chiết lectin với các điều kiện chiết như sau:
- Dung môi chiết: ethanol 20%
- Tỷ lệ nguyên liệu: dung môi (w/v): 1:8 - Thời gian chiết: 4 giờ
- Nhiệt độ chiết: 4oC
Sử dụng các thông số chiết đã được xác định ở trên để thực hiện các nghiên cứu tinh sạch lectin từ rong E. denticulatum.