Nồng độ ethanol chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 66 - 67)

Tiến hành chiết lectin từ rong đỏ E. denticulatum với dung môi ethanol ở nhiều nồng độ khác nhau, tỷ lệ nguyên liệu : dung môi (w/v) là 1:8, nhiệt độ chiết 4oC và thời gian chiết 3 giờ. Sau đó, ly tâm với tốc độ 6.000 vòng/phút trong 15 phút, thu được DC. Xác định HĐTS và HĐR của từng DC. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến hiệu quả của quá trình chiết lectin từ rong đỏ E. denticulatum được chỉ ra trong Bảng 3.3, Hình 3.5 và Hình 3.6.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến HĐTS và HĐR của lectin

Nồng độ

ethanol Thể tích (ml) HĐTS (HU) Protein tổng số (mg) HĐR (HU/mg)

0% 35 560 16,8 33,33 10% 35 560 17,5 32 20% 35 1.120 18,9 59,26 30% 35 1.120 20,3 55,17 40% 35 1.120 23,8 47,06 50% 35 560 25,9 21,62 60% 35 280 26,6 10,53

Hình 3.6. Ảnh hưởng của nồng độ ethanol đến HĐR của lectin

Kết quả từ Hình 3.5 và Hình 3.6 cho thấy, khi tăng dần nồng độ ethanol từ 0% (được hiểu là nước cất) đến 20% thì hoạt độ NKHC của DC cũng tăng lên, ở nồng độ ethanol 20% thì HĐTS và HĐR đều đạt cực đại (1.120 HU; 59,26 HU/mg). Nếu tiếp tục tăng nồng độ ethanol lên 40% thì HĐTS không thay đổi, trong khi đó HĐR lại có xu hướng giảm dần. Ở mức nồng độ ethanol 50, 60% thì HĐTS và HĐR bắt đầu giảm mạnh và xuống thấp nhất ở nồng độ ethanol 60% (280 HU; 10,53 HU/mg).

Ở nồng độ ethanol thấp (0 - 10%), protein lectin không có khả năng khuếch tán ra bên ngoài; trong khi đó ở nồng độ ethanol quá cao (50, 60%) sẽ làm protein lectin bị biến tính, giảm khả năng NKHC của lectin.

Dựa vào các kết quả đạt được trong nghiên cứu này, tác giả chọn dung môi chiết lectin thích hợp là ethanol 20% để thực hiện các nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thu nhận lectin từ rong đỏ eucheuma denticulatum (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)