ỘHoàn thiện các quy định về kiểm soát các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 70 - 72)

II. TỪ GÓC ĐỘ CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

48ỘHoàn thiện các quy định về kiểm soát các hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật cạnh

16 quy định mức tiền phạt cụ thể đối với hành vi vi phạm, mức phạt thấp nhất là không quá 50 triệu Lira và mức phạt cao nhất là không quá 200 triệu Lira; mức phạt tại Luật cạnh tranh Canada cũng là mức tiền phạt cụ thể được quy định tại Chương V với mức thấp nhất là không quá 5.000 đô la và mức cao nhất là không quá 10 triệu đô la). Pháp luật một số nước cũng lấy doanh thu của doanh nghiệp làm cơ sở để xác định mức tiền phạt, tuy nhiên, bên cạnh quy định này là quy định áp dụng mức phạt cụ thể trong trường hợp không xác định được doanh thu hoặc không có doanh thu (Luật cạnh tranh Hàn Quốc tại Điều 6 quy định ỘNếu một doanh nghiệp có vị trắ thống lĩnh thị trường có hành vi lạm dụng vị trắ của mình, Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể phạt tiền doanh nghiệp nói trên không quá 3% doanh thu theo Nghị định của Tổng thống (đối với các doanh nghiệp được quy định theo Nghị định của Tổng thống, phần doanh thu đó là những khoản lợi nhuận hoạt động. Từ nay trở đi, doanh thu sẽ được hiểu là như vậy); tuy nhiên, nếu một khoản doanh thu như vậy không tồn tại hoặc có khó khăn trong việc tắnh toán doanh thu cuả doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Nghị định của Tổng thống (gọi chung là "trong trường hợp không có doanh thu"), Uỷ ban Thương mại lành mạnh có thể phạt tiền không quá 1 tỷ wonỢ).

Ngoài ra, đa số các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác không thuộc hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh cạnh tranh thì mức phạt phổ biến là ở mức 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, mức cao nhất là 100 triệu đồng, so với mức xử phạt được quy định trong Luật cạnh tranh ở các nước như đã nêu ở trên thì mức xử phạt này là quá thấp. Mức xử phạt quá thấp trong khi cơ chế kiểm soát hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh lỏng lẻo dẫn đến doanh nghiệp có sự cân nhắc giữa lợi nhuận thu được và mức tiền phạt mà doanh nghiệp phải chi trả nếu hành vi vi phạm của họ bị phát hiện và tâm lý Ộxem nhẹỢ chế tài xử phạt tồn tại khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp.

Ngoài hình thức phạt tiền, các doanh nghiệp thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật cạnh tranh còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung, trong các hình thức phạt bổ sung đáng chú ý là quy định áp dụng biện pháp: buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trắ thống lĩnh thị trường và buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua. Từ khi Luật cạnh tranh ra đời và có hiệu lực đến nay, chưa có bất kì doanh nghiệp nào bị áp dụng hình thức phạt bổ sung này. Đây là hình thức phạt xử phạt không có khả năng thi hành trên thực tế vì việc tái cơ cấu lại đối với một doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp đang có vị trắ thống lĩnh trên thị trường không phải là vấn đề đơn giản.

Một phần của tài liệu Luận văn Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu quả thi hành Luật cạnh tranh (Trang 70 - 72)